Năm 2022, Bộ KH-CN tiếp tục thúc đẩy, thiết lập quan hệ hợp tác với một số đối tác chiến lược.

Gắn kết hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam với địa phương và quốc tế

Thu Anh | 04/10/2022, 14:14

Năm 2022, Bộ KH-CN tiếp tục thúc đẩy, thiết lập quan hệ hợp tác với một số đối tác chiến lược.

Hành trình vươn ra thế giới

Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được triển khai hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đã đạt những kết quả thành công ban đầu.

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số nội dung mới nhằm mở rộng phạm vi hoạt động hệ sinh thái quốc gia ra quốc tế. Từ đó, mở ra nhiều hoạt động kết nối với các chuyên gia, cố vấn và hình thành mạng lưới người Việt Nam ở ngoài.

Năm 2022, Bộ KH-CN tiếp tục thúc đẩy, thiết lập quan hệ hợp tác theo chiều sâu với một số đối tác chiến lược, đặc biệt với cộng đồng người Việt thành công tại Hoa Kỳ để hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

lanh-dao-cuc-ptttdn-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-tham-va-lam-viec-voi-cac-doi-tac-tai-san-francisco-silicon-valley-san-jose-va-austin-texas.jpg
Lãnh đạo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH-CN thăm và làm việc với các đối tác - Ảnh: BTC

Năm 2019, Startup Abivin - Quán quân Techfest Việt Nam 2018 đã đại diện tranh tài và xuất sắc giành vô địch Startup World Cup. Năm nay, hai đại diện tiêu biểu của Việt Nam sẽ đại diện dự thi là Go Stream – Quán quân Techfest Việt Nam 2020 với những giải pháp công nghệ live stream tối ưu.

Cùng với đó là Otrafy Inc - Quán quân Techfest Việt Nam 2021 với nền tảng tự động hóa quản lý dữ liệu nhà cung cấp một cách hiệu quả hơn trong việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu về giấy chứng nhận thực phẩm trên toàn bộ chuỗi cung ứng, tiết kiệm ít nhất 40% thời gian cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhận định đây là những bước đi vững chắc trong hành trình vươn ra thế giới, hiện thực khát vọng nâng tầm sức mạnh và trí tuệ của người Việt.

Thời gian qua, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH-CN cũng đã trao đổi hợp tác, ký kết với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, công ty công nghệ tại thung lũng Silicon, xây dựng quan hệ hợp tác với mạng lưới các Trường đại học tại Texas nhằm kết nối thúc đẩy hoạt động liên quan đến Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc gia.

Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2022, cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hướng đến mục tiêu "Thúc đẩy sáng kiến công nghệ - Hội tụ nguồn lực - Khuyến khích đổi mới" cũng đã chính thức mở đơn đăng ký.

Theo bà Mandy Nguyễn (Trưởng BTC cuộc thi, Trưởng ban chuyên gia - Giám đốc Vận hành Quỹ SVF), sau 2 năm chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch, các ngành và lĩnh vực đều đòi hỏi sự linh hoạt, ứng biến, năng suất, hiệu quả, đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ ở tầm cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.

Bà Mandy Nguyễn mong muốn cuộc thi năm nay hướng đến thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của trí tuệ Việt sử dụng công nghệ tiên trên nền tảng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở.

Được biết, tổng trị giá trị giải thưởng cuộc thi năm nay lên đến 500.000 USD, với cơ hội tiếp xúc với hơn 50 quỹ và nhà đầu tư trong nước, quốc tế xuyên suốt các vòng thi, được đồng hành hỗ trợ bởi hơn 40 tổ chức và gần 100 chuyên gia đa ngành, được đặt gian hàng triển lãm trực tuyến và trực tiếp cùng các gói hỗ trợ chuyên sâu sau chương trình.

Như thường lệ, cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn khổ Techfest sẽ tiếp tục lựa chọn đại diện xuất sắc tham gia cuộc thi toàn cầu Startup World Cup.

267956437_3143153789301790_877656696593558424_n.jpg
Techfets Việt Nam là sự kiện thường niên do Bộ KH-CN tổ chức - Ảnh: BTC

Kết nối sản phẩm với người tiêu dùng

Tại sự kiện “Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam kết nối quốc tế và chương trình liên minh đổi mới, hợp tác sáng tạo”, ông Nguyễn Mạnh Cường (Phó cục trưởng Cục Công tác phía nam (Bộ KH-CN) cho biết Việt Nam đang ở thời kỳ KH-CN và đổi mới sáng tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là xu thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Điều này giúp nâng cao năng lực các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia thông qua các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương kết nối toàn cầu (các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo). Xây dựng và kết nối mạng lưới chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư trong nước quốc tế với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng miền...

Cùng với đó, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ KH-CN và sản phẩm chủ lực, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới; cũng như đề xuất xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Theo ông Bùi Huy Nhượng (Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân), hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam qua 6 năm phát triển cùng với Đề án 844 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hệ sinh thái muốn lớn mạnh phải biết kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, đó là sự gắn kết giữa hệ sinh thái các vùng miền và kết nối với hệ sinh thái quốc gia với quốc tế.

Với vai trò là chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, Trường đại học Kinh tế quốc dân sẵn sàng cung cấp các mạng lưới chuyên gia nước ngoài, đối tác quốc tế trong lĩnh vực có liên quan, cung cấp nguồn nhân lực và ươm tạo các nhóm startup để chung tay phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở của Việt Nam.

Bài liên quan
Khởi nghiệp kỹ thuật số có thể trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch
Theo xếp hạng chỉ số toàn cầu về hệ thống khởi nghiệp kỹ thuật số của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đứng ở vị trí 63 trong số 113 nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gắn kết hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam với địa phương và quốc tế