Ngày khai giảng năm học mới, báo cáo của UBND xã Kỳ Hà gửi thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho hay xã còn có gần 1.000 học sinh chưa được đến trường vì phụ huynh cho rằng đời sống khó khăn sau thảm họa Formosa xả thải.

Gần 1.000 học sinh Hà Tĩnh không đi khai giảng vì 'đời sống khó khăn' sau thảm họa Formosa

Lê Đình Dũng | 06/09/2016, 13:55

Ngày khai giảng năm học mới, báo cáo của UBND xã Kỳ Hà gửi thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho hay xã còn có gần 1.000 học sinh chưa được đến trường vì phụ huynh cho rằng đời sống khó khăn sau thảm họa Formosa xả thải.

Theo đó, tại thời điểm ngày 5.9, ở bậc mầm non chỉ mới có 140/330 em, bậc tiểu học là 132/694 và THCS là 285/530 em đến trường. Việc 997 em học sinh chưa đến trườngdo phụ huynh 'không cho đi'.

Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc được phần lớn phụ huynh đồng thuận rằng, sau sự cố môi trường (Formosa xả thải giết chết biển 4 tỉnh miền Trung), người dân chưa nhận được tiền đền bù, thu nhập bấp bênh nên đời sống khó khăn, học sinh cần phải được miễn học phí và các khoản đóng góp tại trường.

Sáng 6.9, sau quá trình tuyên truyền, vận động của chính quyền và nhà trường, đã có thêm 11 học sinh tiểu học được bố mẹ cho đến trường, trường THCS có thêm 14 học sinh đến trường. Riêng với trường mầm non, sáng nay có 94 phụ huynh tham gia họp phụ huynh để bàn bạc, thống nhất phương án cho conđi học.

Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “Chính quyền địa phương các cấp đang tập trung tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em đến trường để khỏi bị bỏ lỡ việc học. Hôm nay cũng đã có thêm mấy chục học sinh được đến trường. Thị xã cũng đang chờ cấp trên xem xét về các chính sách hỗ trợ để triển khai trong thời gian sớm nhất”.

Chủ tịch xã Kỳ Hà cho hay: “Bây giờ tập trung tuyên truyền, vận động bà con cho con em đi học. Riêng với tiền học phí thì sẽ đề nghị với cấp trên có chính sách giảm cho con em, cũng đã có thông tin Thủ tướng Chính phủ có chủ trương giảm học phí cho học sinh ở vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Còn về tiền đóng góp xây dựng, nếu trường muốn duy trì giảng dạy thì phải có tiền năm để tu sửa bàn ghế, sửa sang vật dụng… nhưng trước mắt cũng đang tạm hoãn thu. Chính quyền địa phương cũng đã thông qua chủ trương giảm 1/3 các khoản đóng góp xây dựng, phần còn lại thì sẽ đề nghị lên thị xã và tỉnh góp phần nào đó để giảm gánh nặng cho phụ huynh”.

Ông Luyện cũng cho biết đang kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân lúc này nên tập trung hỗ trợ các khoản học phí và tiền xây dựng cho học sinh. “Tôi cũng đã báo cáo, đề xuất với Phó chủ tịch tỉnh và Chủ tịch thị xã, nếu có món quà nào từ các nguồn hỗ trợ, hảo tâm thì nên chuyển trực tiếp vào hỗ trợ học phí cho con em luôn. Đó là cách hay nhất để các em đến trường nhanh nhất”.

Thạch Châu-Thạch Quý
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 1.000 học sinh Hà Tĩnh không đi khai giảng vì 'đời sống khó khăn' sau thảm họa Formosa