Còn chưa đầy một tuần nữa, World Cup – ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh sẽ bắt đầu. Nhân dịp này, những ngòi bút chuyên về WC đã liên tục cho ra mắt nhiều tác phẩm như: Shocking Brazil (nhà văn Fernando Duarte), Jogo Bonito (nhà văn Henrik Brandão), Jönsson and Golazo! (nhà văn Andreas Campomar).
Tuy nhiên, nổi trội hơn tất cả chính là quyển Futebol Nation: A Footballing History of Brazil của nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia David Goldbatt.
Tuy nhiên, ngòi bút nổi tiếng được nhiều người mệnh danh là "Pelé của văn học Nam Mỹ" lại là một người Uruguay chứ không phải người Brazil, đó chính là nhà văn lỗi lạc Eduardo Galeano.
Cách đây 20 năm, ông đã từng gây tiếng vang lớn trong làng thể thao và văn học khi cho ra đời cuốn Football in Sun and Shadow đầy ấm áp, trí thông minh và thể hiện sự ngưỡng mộ của toàn nhân loại đối với những huyền thoại bóng đá.
Eduardo Galeano (1940~) nhà văn Uruguay, là một trong vài cây bút Mỹ La-tinh nổi tiếng nhất trong thế giới văn chương đương đại. Ông còn là nhà phê bình, sử gia và ký giả. Những tác phẩm đặc sắc của ông như Memoria del fuego (1982-1986, Ký ức của lửa) và Las venas abiertas de América Latina (1971, Những mạch máu mở của Mỹ La-tinh), đã được dịch ra hơn 20 ngoại ngữ. Nhiều tác phẩm của Galeano hầu như vượt khỏi lối phân định thể loại văn học thông thường, vì đó là một kết hợp của ký sự, hư cấu, bình luận chính trị, tài liệu báo chí và lịch sử.
|
"Pelé của văn học Nam Mỹ" - nhà văn Eduardo Galeano |
Trong cuốn Football in Sun and Shadow ông Eduardo Galeano đã một phần thuật lại trận chung kết được coi là thảm họa trong lịch sử bóng đá Brazil. Chỉ xét yếu tố chuyên môn thuần túy, đội bóng của ngôi sao Zizinho đã đáng được xem là ứng cử viên vô địch số 1. Đã vậy, họ còn có ưu thế sân nhà, và được FIFA hậu thuẫn bằng một thể thức thi đấu kỳ dị.
Và đáng lý ra Brazil đã là nhà vô địch World Cup 1950, cho tới khi trận đấu cuối cùng chỉ còn 10 phút. Để rồi, tất cả đột nhiên sụp đổ và chịu thất bại 1-2 trước Uruguay. Và người bị dân chúng Brazil đổ lỗi và khinh miệt nhiều nhất chính là thủ thành Barbosa. Eduardo Galeano viết trong cuốn: thủ môn mặc áo số 1 vì đấy là cầu thủ quan trọng nhất trong đội, vì đấy là con người cô độc nhất, đáng thương nhất. Vì đấy là nhân vật đầu tiên luôn bị xem là tội đồ trong một trận thua. Hơn bao giờ hết, Brazil cần nhanh chóng tìm một thủ phạm sau “thảm họa World Cup 1950”. Thế là Barbosa trở thành “vật tế thần”.
|
Thủ môn Barbosa là người bị cả xã hội Brazil tẩy chay khi để đội nhà mất cúp vô địch năm 1950 |
Và khi nhìn lại lịch sử World Cup 1950, David Goldbatt đã viết trong cuốn Futebol Nation: “Bóng đá giờ đây đã trở thành một phép ẩn dụ khi nói về những hậu quả của sự thất bại và tổn thất. Thật tội nghiệp cho thủ thành da đen Barbosa của Brazil – khi là người phải chịu nhiều mất mát nhất khi đội nhà thua vào năm đó. Ông ta đã phải đối mặt với nhiều lời cáo buộc ăn hối lộ và để cho Uruguay ghi liên tiếp 2 bàn vào phút chót, và sau đó bị xã hội tẩy chay một cách tàn nhẫn”.
Năm 1993, thủ môn Barbosa đã định đến thăm các tuyển thủ Brazil, khi đội tuyển này tập trung trong một dịp hiếm hoi tại quê nhà. Tuy nhiên, một tuyển thủ Brazil đã kịp phát hiện Barbosa từ xa và xua đuổi, không cho ông bén mảng đến nơi ở của đội hồi năm 1993. Bằng không, rất có thể vận xui của Barbosa đã có khiến Brazil không thể vô địch World Cup 1994.
|
Phải gần 50 năm sau (năm 1999), Dida mới trở thành thủ môn da đen đầu tiên sau Barbosa được bắt chính cho đội tuyển Brazil. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, anh cũng luôn phải hứng chịu những chỉ trích, nguyền rủa từ giới bóng đá trong nước. |
Lần này, đội Brazil lại một lần nữa được thi đấu trên sân nhà và nỗi lo của người dân Brazil lại trỗi dậy vì cơn dư chấn năm 1950 có vẻ vẫn chưa phai. Tuy nhiên, theo lời kể của một HLV nổi tiếng từng vô địch World Cup người Brazil – ông Carlos Alberto Parreira với tôi thì: “Theo tôi thì đây là một lợi thế và không có gì phải lo cả. Chúng tôi đã vô địch thế giới 5 lần trên đất ngoại từ Thụy Điển đến Nhật Bản. Mối lo ngại của nhân dân Brazil trước thềm WC là điều dễ hiểu nhưng họ cũng biết được rằng được chơi trên đất mẹ là một lợi thế vô cùng lớn so với tất cả những đội bóng còn lại...”.
Năm nay, nhìn chung Brazil có một đội hình mạnh và đáng chú ý nhất chính là chàng tiền đạo 22 tuổi – Neymar da Silva Santos Júnior, người đã gia nhập CLB Barcelona cách đây một năm với mức phí chuyển nhượng kỷ lục lên đến 86,2 triệu euro đã dẫn đến vụ cáo buộc rằng CLB này đã trốn thuế. Nếu lịch sử lập lại và Brazil một lần nữa đụng độ với Uruguay tại chung kết thì đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để họ rửa mối hận cách đây 64 năm.
Bên cạnh đó, ông Goldbatt còn viết về nỗi uất ức của người dân Brazil khi họ cảm thấy rằng chính phủ nước này đã chi ra quá nhiều tiền cho giải đấu World Cup hơn là dành số tiền đó để cải thiện đời sống của phần lớn người dân vẫn còn đang gặp quá nhiều khó khăn trong những lĩnh vực như giáo dục, ý tế…
|
Điển hình mới đây đã xảy ra một vụ bạo động quy động hơn 1.000 người dân phản đối chính phủ Brazil tổ chức đăng cai World Cup 2014. |
Trong khi nhà văn Fernando Duarte miêu tả trong cuốn Shocking Brazil rằng khi đội Brazil thất bại 3-2 trước tuyển Ý vào năm 1982, thì tại thời điểm đó, Brazil đang sở hữu một đội hình đầy tài năng bao gồm những cái tên như Zico, Sócrates, Paulo Roberto,… và họ chơi rất xuất sắc chỉ do không may mắn mà thôi. Nhưng theo lời kể của cựu tuyển thủ Brazil - Sócrates thì: “Chúng tôi đúng là có một đội hình rất tốt và chơi đầy nhiệt huyết với ước mơ cao. Nhưng sau khi thất bại trước tuyển Ý vào năm đó thì ước mơ đó đã tan biến theo”.
|
Sócrates Brasileiro - Đội trưởng tuyển Brazil dự World Cup năm 1982 |
“Ông ta đã sai khi nói vậy” ông David Goldbatt viết trong cuốn Futebol Nation. “Đúng là bóng đá Brazil có những giai đoạn thăng trầm như cơn khát vô địch World Cup luôn bừng cháy trong tim của tất cả các thành viên trong tất cả các đội bóng và người dân Brazil cũng không phải đợi quá lâu kể từ World Cup 1982 khi đội bóng của họ lại một lần nữa ghi tên trên chiếc cúp vàng vào năm 1994 trên đất Mỹ và một lần nữa khi “người ngoài hành trình Ronaldo” "nã hai quả pháo vào lưới tuyển Đức và mang về cúp vàng lần thứ 5 cho Brazil và chính thức biến Brazil thành nước giàu thành tích nhất tại World Cup”, ông viết thêm.
Khi gặp và có cơ hội phỏng vấn tiền đạo Neymar trước khi anh rời Santos – là đội bóng Brazil anh thi đấu cùng trước khi chuyển qua châu Âu, nhà văn David Goldbatt đã chủ động hỏi anh bằng cả hai ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Anh và Tây Ban Nha do ông biết Neymar đã có kế hoạch học tiếng Anh và cả tiếng Tây Ban Nha. Nếu tiếng Anh của Neymar tốt hơn thì CLB Chelsea (Anh) sẽ có cơ hội nắm bắt anh ấy còn nếu ngược lại thì CLB đó là Barcelona (TBN).
Ngoài Neymar thì tác giả cũng dành thời gian để gặp và phỏng vấn trực tiếp với nhiều danh thủ nổi tiếng như huyền thoại Pele, Mário Zagallo, Sócrates, Zico,….để thu thập thông tin và có cái nhìn tổng quát qua các thời kỳ World Cup qua nhiều khía cạnh khác nhau cũng như hiểu được tâm lý chung của những người đã từng tham dự và giành giải thưởng bóng đá cao quý này.
|
Huyền thoại Pele ăn mừng chiến thắng 4-1 của đội nhà trước tuyển Ý trong trận chung kết World Cup năm 1970 |
Hơn thế ông còn dành thời gian đi tới thành phố Manaus, nơi tuyển Anh sẽ có trận đấu mở màn với tuyển Ý với mục đích gặp và trao đổi với các fan cuồng môn thể thao này để làm cho cuốn sách của ông trở nên hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, ông cũng ghi lại những gì ông cảm thấy khác biệt ở nơi đây. Đó chính là người dân nơi đây thường tự mình xử lý các tình huống hằng ngày theo ý riêng mà không có bất kỳ tôn trọng nào đối với luật pháp Brazil. Vì thế ông ghi lại như là một lời nhắc nhở cho bất kỳ ai có ý định tới đây để theo dõi trận đấu này.
|
Cuốn sách "Jönsson and Golazo!" của nhà văn Andreas Campomar thì có phạm vi rộng hơn khi đề cập đến cả sự phát triển của cả Nam Mỹ chứ không tập trung và chuyên sâu về riêng Brazil như cuốn “Futebol Nation” của Eduardo Galeano. |
Đó có lẽ cũng là lý do khiến cho sách của ông có sức quyến rũ hơn đối với nhiều tín đồ của bóng đá Colombia, Bolivia, Mexico, Argentina, Chile, Peru và Ecuador.
Trong cuốn Jönsson and Golazo! chúng ta có thể thấy được rằng nhà văn Andreas Campomar có vẻ ưu ái bóng đá Uruquay nhất khi đề cập đến Luis Suárez – cầu thủ danh giá nhất mùa giải Premier League 2013-2014 vừa qua.
Nhà văn này miêu tả bóng đá Uruguay qua lối đá mạnh mẽ, điêu luyện, đầy nhiệt huyết dẫn đến việc Suárez liên tục ghi bàn cho Liverpool và sự nông nổi đã dẫn đến chiếc thẻ đỏ do lỗi cố tình cụng đầu với trọng tài khi anh mới 15 tuổi.
Hiện tại, bạn đã có thể đặt mua online những quyển sách này qua trang Amazon với giá 220 ngàn cho cuốn Futebol Nation, 300 ngàn cho cuốn Shocking Brazil, 340 ngàn cho cuốn Jogo Bonito và 450 ngàn cho quyển Jönsson and Golazo!.
Bảo Toàn (Theo The Guardians)