Tổng công ty Điện lực TP.HCM(EVNHCMC) vừa chỉ đạo các công ty điện lực thành viên phối hợp chính quyền và cơ quan y tế địa phương để triển khai các phương án giữ điện cho 538 các cơ sở đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên toàn thành phố.
EVNHCMC lập các phương án cấp điện liên tục cho 538 cơ sở tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19
Q.C|18/06/2021, 21:07
Tổng công ty Điện lực TP.HCM(EVNHCMC) vừa chỉ đạo các công ty điện lực thành viên phối hợp chính quyền và cơ quan y tế địa phương để triển khai các phương án giữ điện cho 538 các cơ sở đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên toàn thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, các công ty điện lực trực thuộc đã khẩn trương kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho 538 cơ sở tiêm vắc xin theo danh sách của Sở Y tế. Trước yêu cầu đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các cơ sở tiêm vắc xin, đặc biệt là cho các khu vực có kho trữ lạnh thuốc, các công ty điện lực đã lập các phương án giữ điện ưu tiên, bao gồm cả việc huy động máy phát dự phòng.
Đồng thời, các công ty điện lực sẽ không thực hiện các công tác thi công sửa chữa lưới điện gây mất điện, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID -19 hiện nay và sẵn sàng các phương án đảm bảo điện cho các điểm tiêm vắc xin phát sinh theo yêu cầu của cơ quan y tế địa phương.
Bệnh viện Củ Chi được cấp điện ưu tiên để phục vụ điều trị COVID-19
Trước đó, các công ty điện lực đã đảm bảo cung cấp điện cho 141 bệnh viện, cơ sở y tế và các điểm cách ly tập trung trên địa bàn thành phố. Gần đây nhất, khi UBND TP.HCM có chủ trương chuyển công năng Bệnh viện huyện Củ Chi thành Bệnh viện điều trị COVID-19, Công ty Điện lực Củ Chi đã kiểm tra hệ thống điện, trạm biến áp, máy phát điện cung cấp cho Bệnh viện nhằm thống nhất phương án, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho bệnh viện 24/24 giờ.
Theo đó, Bệnh viện Củ Chi được cung cấp điện bằng một nguồn trung thế chính, đồng thời có các nguồn dự phòng trung thế, hạ thế và máy phát 1000kW, hoạt động qua ATS nên việc chuyển đổi từ nguồn hạ thế chính sang nguồn máy phát chỉ mất 20 giây.
Ngoài ra, để đảm bảo công tác quản lý vận hành lưới điện trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng công ty Điện lực TP.HCM cũng đã triển khai các phương án làm việc từ xa, bố trí ca-kíp trực tại các địa điểm riêng biệt, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản điều hành trong các trường hợp diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
Đoàn ThanhniênEVNHCMC chungtayphòngchống COVID-19
Ngày 18.6.2021, ông Huỳnh Tấn Khương – Bí thư Đoàn thanh niên EVNHCMC đã trao tặng 30 triệu đồng và 20.000 khẩu trang y tế nhằm góp sức cho lực lượng tình nguyện viên, các bác sĩ nơi tuyến đầu đang ngày đêm chống dịch thông qua kênh tiếp nhận của Thành Đoàn TP.HCM. Đây là khoản đóng góp từ các đoàn viên thanh niên Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Trước đó, Đoàn cũng đã trao tặng 10.000 khẩu trang cho lực lượng tình nguyện viên chống dịch của các điểm cách ly tại huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè.
Ông Huỳnh Tấn Khương - Bí thư Đoàn (bìa trái), đại diện đoàn viên, thanh niên EVNHCMC trao tặng 30 triệu đồng và 20.000 khẩu trang y tế cho công tác chống dịch COVID-19
Đặc biệt, trước tình hình ngân hàng máu dự trữ tại Thành phố đang cạn dần, tuần qua Đoàn Tổng công ty đã vận động đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia hiến máu tình nguyện. Đến nay thu hút hơn 50 lượt tình nguyện viên tham gia tại 3 địa điểm: Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Bệnh viện Truyền máu Huyết học và Trung tâm Hiến máu nhân đạo Thành phố. Đoàn Thanh niên Tổng công ty sẽ tiếp tục vận động khi các điểm tiếp nhận hoạt động trở lại.
Công nhân Võ Hoàng Chương tham gia hiến máu ngày 12.6.2021
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngày 17.2, HĐND tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 29 (chuyên đề) thông qua nhiều quyết nghị quan trọng, trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Baidu tích hợp cả DeepSeek và các mô hình Ernie của riêng mình vào công cụ tìm kiếm, sau khi Tencent bắt đầu thử nghiệm công nghệ của công ty khởi nghiệp này trong tìm kiếm trên Weixin.
Các ĐBQH đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, tiến độ dự án, tiến tới làm chủ công nghệ.
Ông Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh: “Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của AI, nhưng cần đảm bảo công nghệ này được kiểm soát và áp dụng theo các nguyên tắc đạo đức phù hợp, để AI trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục thay vì thay thế con người”.
Trang The New Voice của Ukraine đưa tin khi báo giới đặt câu hỏi về khả năng cho phép châu Âu mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, Tổng thống Donald Trump trả lời rằng ông đồng ý.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Chiều 17.2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết và chiếm 96,44% tổng số đại biểu quốc hội).