Liên minh châu Âu (EU) đánh giá thuế quan Mỹ vừa áp dụng với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là một động thái làm leo thang căng thẳng đáng tiếc, trong khi Nhật Bản kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối thoại để sớm có biện pháp giải quyết.

EU, Nhật phản ứng với đợt đánh thuế mới Mỹ- Trung

Cẩm Bình | 19/09/2018, 10:38

Liên minh châu Âu (EU) đánh giá thuế quan Mỹ vừa áp dụng với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là một động thái làm leo thang căng thẳng đáng tiếc, trong khi Nhật Bản kêu gọi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối thoại để sớm có biện pháp giải quyết.

Tổng thống Donald Trump đầu tuần này ra lệnh áp thuế suất 10% với hàng nhập khẩu Trung Quốc có tổng giá trị 200 tỷ USD (có hiệu lực kể từ ngày 24.9). Bắc Kinh lập tức đáp trả bằng cách đánh thuế 60 tỷ USD hàng Mỹ. Đây là đợt “ăn miếng trả miếng” thứ ba giữa hai cường quốc.

Trước tình hình căng thẳng hiện tại, Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstrom phát biểu: “Chiến tranh thương mại không tốt cũng như chẳng dễ giành chiến thắng. Động thái leo thang này thật đáng tiếc. Mặc dù đồng tình một số chỉ trích mà Mỹ đưa ra với chính sách của Trung Quốc và đang cố gắng giải quyết thông qua Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng chúng tôi không đồng tình biện pháp mà Washington áp dụng”.

Dù cùng quan điểm phản đối nhiều hành vi thương mại của Trung Quốc, nhưng EU không đồng tình với thuế quan Mỹ - Ảnh: Reuters

Phía Nhật Bản cũng lên tiếng. Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Toshimitsu Motegi nhấn mạnh: “Không nước nào được lợi khi tiến hành trả đũa thuế quan”.

Bộ trưởng Tài chính Taro Aso khẳng định tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu cần được xử lý để tránh xảy ra khủng hoảng tài chính, tuy nhiên Mỹ- Trung phải giải quyết vấn đề này bằng đối thoại chứ không phải tiến hành áp thuế hàng hóa của nhau.

“Suy giảm trong khối lượng giao dịch khiến nền kinh tế của họ suy yếu và đem lại tác động lớn cho nhiều quốc gia khác”, theo Bộ trưởng Aso.

Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Jack Mã (Mã Vân) ngày 18.9 nhận định căng thẳng thương mại Mỹ- Trung có thể kéo dài đến hai thập kỷ, khiến các bên liên quan rơi vào “một mớ hỗn độn”.

Ông cho rằng cả doanh nghiệp Trung Quốc lẫn doanh nghiệp nước ngoài đều bị ảnh hưởng tiêu cực ngay lập tức. Trong trung hạn, công ty Trung Quốc vì “lánh nạn” sẽ chuyển việc sản xuất sang quốc gia khác.

Cẩm Bình (theo Reuters, CNBC)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU, Nhật phản ứng với đợt đánh thuế mới Mỹ- Trung