Nicolas Chapuis cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ nên cùng nhau nói không với kiểu "ngoại giao chiến binh sói" của Trung Quốc, đồng thời phối hợp cùng các nước khác trong khu vực về Biển Đông đang có tranh chấp.

EU mong hợp tác với Mỹ về chính sách ứng phó Trung Quốc, dập tắt ‘ngoại giao chiến binh sói’

Nhân Hoàng | 10/12/2020, 14:31

Nicolas Chapuis cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ nên cùng nhau nói không với kiểu "ngoại giao chiến binh sói" của Trung Quốc, đồng thời phối hợp cùng các nước khác trong khu vực về Biển Đông đang có tranh chấp.

Tổng thống đắc cử Joe Biden từng nói về sự cần thiết phải hồi sinh liên minh với các nền dân chủ cùng chí hướng như một nguồn sức mạnh cốt lõi trong việc đối phó với Trung Quốc.

Tại một diễn đàn năng lượng ở thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ EU tại Trung Quốc - Nicolas Chapuis cho biết EU hy vọng đạt được thỏa thuận với chính quyền mới của Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc.

“Hãy hợp tác với Trung Quốc nhiều nhất khi chúng ta có thể khi Trung Quốc sẵn sàng hợp tác và chúng ta hãy không đồng ý khi phải làm. Chúng ta cần có sự hiểu biết chung để nói ‘không’ với bắt nạt và đe dọa, ngoại giao cưỡng bức, ngoại giao ‘chiến binh sói’”, ông Nicolas Chapuis nói và đề cập đến chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.

Nicolas Chapuis cũng kêu gọi các nước châu Âu làm việc với Úc, New Zealand và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để “tìm ra điểm chung” về Biển Đông đang tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và cảnh báo các nước khác không can thiệp vào giao dịch của họ với các nước Đông Nam Á cũng yêu sách các phần của tuyến đường thủy và sự hiện diện ngày càng quân sự hóa của nước này ở đó.

“Tự do hàng hải là điều cần thiết. Biển Đông không chỉ là vấn đề của Trung Quốc, mà còn là vấn đề quốc tế”, ông Chapuis nói thêm.

eu-mong-hop-tac-voi-my-ve-chinh-sach-ung-pho-trung-quoc.jpg
Đại sứ EU tại Trung Quốc - Nicolas Chapuis

Trung Quốc ngày càng yêu cầu các quốc gia khác phải tuân theo lập trường của mình, áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại với những quốc gia không tuân theo. Điển hình cho cách tiếp cận của Trung Quốc là chiến dịch gây áp lực chống lại Úc.

Vào tháng 4, Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của chủng coronavirus mới. Sau đó, Trung Quốc hạn chế nhập khẩu thịt bò từ Úc, với lý do lo ngại về bán phá giá và kiểm dịch. Trung Quốc cũng áp đặt một mức thuế bổ sung hơn 80% với nhập khẩu lúa mạch của Úc.

Đầu tháng trước, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu rượu vang, than đá, gỗ và ba mặt hàng khác của Úc. Các biện pháp trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào Úc, quốc gia có hơn 30% hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sau sự bùng phát coronavirus, Trung Quốc trở nên hung hăng hơn bằng lời nói và việc làm của mình, đối xử với các đối thủ theo cách được gọi là "ngoại giao chiến binh sói".

Hiện Trung Quốc không phải mối đe dọa quân sự trước mắt NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, liên minh quân sự giữa 30 nước châu Âu và Bắc Mỹ) lớn như Nga. Thế nhưng khi tăng cường sức mạnh, sức ảnh hưởng lẫn tham vọng thì Trung Quốc sẽ đem lại thách thức cho các nền dân chủ.

Nội dung kết luận mới đây trong báo cáo của nhóm cố vấn độc lập làm việc cho Tổng thư ký NATO - Jens Stoltenberg: “Về lâu dài, Trung Quốc ngày càng có khả năng tăng cường sức mạnh quân sự trên toàn cầu, kể cả khu vực châu Âu - Đại Tây Dương. Nếu đồng minh bị Trung Quốc đe dọa, NATO phải ra tay bảo vệ một cách hiệu quả. NATO cần dành nhiều thời gian, nguồn lực chính trị và có nhiều hành động hơn nữa để đối phó thách thức từ Trung Quốc, tăng cường năng lực phối hợp chiến lược và bảo vệ đồng minh trước Trung Quốc”.

Bản báo cáo phản ánh quan điểm cứng rắn hơn của châu Âu với Trung Quốc, xuất phát từ hàng loạt lo ngại xung quanh việc cường quốc này đẩy mạnh phát triển công nghệ, trì trệ mở cửa nền kinh tế, mở rộng ảnh hưởng địa chính trị tại nhiều nước đang phát triển.

Lâu nay châu Âu không chống Trung Quốc gay gắt như Mỹ. Trong khi Mỹ đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc ở lĩnh vực thương mại và Biển Đông thì châu Âu tập trung giải quyết khác biệt về kinh tế và đầu tư. Song 2 năm qua, Mỹ cố gắng vận động châu Âu không dùng thiết bị Trung Quốc cho mạng lưới 5G nhằm tránh nguy cơ gián điệp.

EU năm ngoái bắt đầu xác định Trung Quốc là đối thủ “có hệ thống”. Nhà lãnh đạo của vài nước thành viên NATO - Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel - đều mô tả Trung Quốc như mối đe dọa.

Giới chức quân sự các nước cũng tỏ ý lo ngại, đặc biệt Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer kêu gọi củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương với Mỹ cùng chống Trung Quốc.

Bài liên quan
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc quấy rối việc khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Christopher Miller mới đây đã lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông ngay trước thềm chuyến thăm tới khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU mong hợp tác với Mỹ về chính sách ứng phó Trung Quốc, dập tắt ‘ngoại giao chiến binh sói’