Nước Anh cùng Liên minh châu Âu (EU) ngày 22.11 đi đến thống nhất về dự thảo một tuyên bố đặt ra mối quan hệ gần gũi trong tương lai, mặc dù vấn đề quyền kiểm soát Gibraltar cần được giải quyết trước khi các nhà lãnh đạo trong khối họp lại vào 3 ngày sau.

EU-Anh nhất trí dự thảo tuyên bố về quan hệ hậu Brexit

Cẩm Bình | 23/11/2018, 22:17

Nước Anh cùng Liên minh châu Âu (EU) ngày 22.11 đi đến thống nhất về dự thảo một tuyên bố đặt ra mối quan hệ gần gũi trong tương lai, mặc dù vấn đề quyền kiểm soát Gibraltar cần được giải quyết trước khi các nhà lãnh đạo trong khối họp lại vào 3 ngày sau.

Thông tin này giúp đồng bảng Anh tăng thêm 1% giá trị cũng như khiến giới đầu tư thấy nhẹ nhõm hơn vì quá trình đàm phán kéo dài 18 tháng đã đạt kết quả, giữ cho Anhvẫn gần gũi với thị trường lớn nhất của mình đồng thời đảm bảo không có thay đổi lớn nào trong giai đoạn chuyển giao kéo dài ít nhất đến năm 2020.

Theo dự thảo tuyên bố dài 26 trang được Reuters đăng tải, EU- Anh cam kết hướng đến phát triển mối quan hệ đối tác sâu rộng và linh hoạt trong hợp tác kinh tế-thương mại, hành pháp, chính sách đối ngoại, an ninh… dựa trên cơ sở cân bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ.

Với lĩnh vực kinh tế, hai bên đồng ý xây dựng quan hệ toàn diện, bao gồm cảkhu vực thương mại tự do cũng như hợp tác sâu sắc hơn trong từng ngành.

Văn kiện tuyên bố mối quan hệ hậu Brexit sẽ tôn trọng sự toàn vẹn của Thị trường chung EU, Liên minh Hải quan cũng như thị trường nội địa Anh, công nhận quyền xây dựng chính sách thương mại độc lập ngoài phạm vi đối tác kinh tế này của đảo quốc sương mù.

Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu: “Người dân Anh muốn Brexit được giải quyết, muốn có một thỏa thuận tốt để đi đến tương lai tươi sáng hơn. Thỏa thuận đó hiện nằm trong tay chúng tôi. Trong 72 tiếng đồng hồ quan trọng sắp tới tôi quyết tâm đem nó đến cho người dân”.

Giới chức EU cho biết các bên đều nhất trí rằng những điểm vụn vặt còn lại không thể làm trì hoãn việc thông qua thỏa thuận cuối cùng vào ngày 25.11 tới, khi 27 thành viên xem xét dự thảo tuyên bố.

Vấn đề chính hiện tại là liệu Tây Ban Nha có giữ được bình tĩnh hay không. Nước này xem Brexit là cơ hội để tranh thủ EU cho nỗ lực đòi lại Gibraltar từ tay Anh.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thông báo cuộc đối thoại với người đồng cấp Theresa May ngày 22.11 không giúp hai bên thống nhất quan điểm, nhưng ông khẳng định sẽ luôn bảo vệ cho lợi ích của Tây Ban Nha.

“Nếu không có thay đổi, chúng tôi sẽ phủ quyết Brexit”, Thủ tướng Sanchez viết trên Twitter.

Tương lai Gibraltar là một trong số những vấn đề còn sót lại - Ảnh: Reuters

Do một số thành viên giống như Tây Ban Nha hay Pháp vẫn đang cố vận động cho lợi ích quốc gia mình, giới chức EU lo ngại về nguy cơ đàm phán mất kiểm soát và làm chệch hướng hội nghị thượng đỉnh 25.11.

Trong khi Tây Ban Nha chú trọng đến tương lai Gibraltar, Pháp lại đề nghị được cho phép tiếp cận các ngư trường của Anh đồng thời khẳng định nước Anh hậu Brexit vẫn phải tuân thủ các quy định về thuế, môi trường, lao động, công nghiệp của khối. Reuters dẫn một số nguồn tin tiết lộ những yêu cầu này sẽ được đưa vào một văn kiện ngắn chuẩn bị thông qua trong hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU-Anh nhất trí dự thảo tuyên bố về quan hệ hậu Brexit