Với lý do không cho thuê được nhà, một số địa phương đã đề nghị chuyển nhà ở xã hội cho thuê sang nhà ở xã hội để bán.

Dứt khoát không chuyển nhà ở xã hội cho thuê sang nhà để bán

Anh Thư tổng hợp | 03/02/2017, 11:43

Với lý do không cho thuê được nhà, một số địa phương đã đề nghị chuyển nhà ở xã hội cho thuê sang nhà ở xã hội để bán.

Nhà ở xã hội cho thuê còn ít so với nhu cầu

Theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án phát triểnnhà ở xã hộibằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải dành tối thiểu 20% tổng diện tích sàn nhà ở trong phạm vi dự án dành để cho thuê; sau thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm bắt đầu cho thuê thì chủ đầu tư dự án được phép bán quỹ nhà ở này.

Việc phát triển nhà ở cho thuê là rất cần thiết và phù hợp với đại đa số người thu nhập thấp. Hiện Nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp và người dân phát triển quỹ nhà cho thuê. Nhưng vừa qua, một số địa phương đã đề nghị Bộ Xây dựng cho phép chuyển số lượng nhà ở xã hội cho thuê sang nhà ở xã hội để bán, lý do là không cho thuê được.

Theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, một số địa phương như Thái Bình, Đà Nẵng… đã xin chuyển từ nhà ở xã hội cho thuê sang bán. Trong khi đó các chủ đầu tư đều cho thuê với mức giá quá cao, khoảng 90.000-100.000 đồng/m2/tháng. Ông Ninh cho rằng giá cho thuê như vậy là không hợp lý, dẫn đến tình trạng khó cho thuê và các địa phương cần làm đúng quy định.

“Đề nghị các địa phương phải thẩm định chặt chẽ. Như nhà ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội...chỉ cho thuê 30.000 đồng/m2nên rất dễ cho thuê vì nhu cầu rất cao, nếu nhà 50 m2 chỉ có giá thuê 1,5 triệu đồng. Hiệnnhiều dự án đẩy lợi nhuận lên nhà ở cho thuê rồi kêu khó khăn không cho thuê được, đề nghị các địa phương phải thẩm định và quan tâm vấn đề này. Vấn đề này đã được khẳng định trong chiến lược nhà ở quốc gia, dứt khoát không thể chuyển từ nhà cho thuê sang nhà bán”, ông Ninh nói trên VOV.

Thực tếcho thấy nguồn cung nhà ở xã hội cho thuê quá ít tại các đô thị lớn là do nhiều doanh nghiệp bất động sản không mặn mà với loại hình này. Trong khi đó, ngay cả quỹ nhà ở xã hội nói chung cũng vẫn còn thiếu, cho nên quỹnhà ở xã hội dành cho thuê được ước tínhcàng ít hơn. Hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở để bán nhằm thu hồi vốn nhanh, trong khi việc xây nhà ở xã hội cho thuê cần có thời gian thu hồi vốn dài càng khiến họ không mấy mặn mà.

Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, phân khúc nhà cho thuê trong tổng cầu nhà ở chiếm khoảng 65-70%, nhưng ở nước ta phân khúc này chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5-7%, theo VOV.

Quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ

Đầu năm nay, Bộ Xây dựng tiếp tục khẳng định việc phát triển nhà ở, trọng tâm là nhà ở xã hội theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân. Thời gian tới Bộ sẽ kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội.

Bộ sẽ kiểm soát chất lượng các dự án nhà ở xã hội, bảo đảm nhà ở giá thấp nhưng chất lượng không thấp và người dân phải được hưởng đầy đủ hạ tầng cơ bản, kể cả hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Yêu cầu các địa phương cần quan tâm và tập trung chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội, chăm lo nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; đồng thời, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của địa phương.

Năm 2016, cả nước phát triển thêm khoảng 0,5 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội đạt khoảng 3,3 triệu m2. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với kế hoạch; chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế và nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, ngân sách dành cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế dẫn đến việc một số chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của pháp luật thực hiện chưa kịp thời, dứt điểm, trong khi còn thiếu các cơ chế, chính sách cần thiết để thu hút các nguồn lực xã hội, tạo nguồn vốn ổn định cho thị trường bất động sản. Việc khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn khó khăn do lợi nhuận thấp, chưa có đủ quỹ đất sạch và thuận lợi về vị trí.

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có Chỉ thị số 03/CT-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính… để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho người dân, công nhân lao động… được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.

Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên kèm theo các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật. Chỉ thị nêu rõ, nhất thiết phải sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha do các chủ đầu tư nộp và hỗ trợ từ ngân sách địa phương để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp, người nghèo, người thu nhập thấp tại các đô thị trên địa bàn theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Thi Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dứt khoát không chuyển nhà ở xã hội cho thuê sang nhà để bán