Sau khi phân tích rất nhiều video quay các thế động vật dùng đuôi để xua đuổi các loài côn trùng gây phiền nhiễu, các kỹ sư đã đi đến kết luận rằng những cái đuôi hoạt động như một con lắc kép - một thiết kế độc đáo cho phép động vật thực hiện đòn đánh linh hoạt và chính xác nhắm vào mông và hai bên sườn mình.
Cho dù trên những thảo nguyên châu Phi hoặc một trang trại ở Texas (Mỹ), động vật có vú, đặc biệt là những động vật lớn, liên tục bị vô số loài ruồi muỗi và côn trùng tấn công. Muỗi mang bệnh sốt rét, ruồi xê xê lây lan bệnh ngủ, các loài côn trùng gây bệnh dịch hạch và nhiều ký sinh trùng khác gây phiền nhiễu. Để bảo vệ chống lại lũ côn trùng, ngựa, hươu cao cổ, ngựa vằn, bò... thường sử dụng đuôi của chúng để đuổi côn trùng.
Nhưng chỉ gần đây các kỹ sư cơ khímới phát hiện ra những chiếc đuôi đó đã được tự nhiên thiết kế tuyệt diệu như thế nào. Để tìm hiểu, họ đã quay 19 đoạn băng video, phân tích quỹ đạo và tốc độ chuyển độngđuôicủa 6 loài thú khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng động vật có vú đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để chống đỡ được côn trùng có hại và có thể vẫy đuôi nhanh hơn con lắc3 lần.
Họ báo cáo về kết quả nghiên cứu của mình tại cuộc họp thường niên của Hội sinh học tích hợp và so sánh. Đuôi hoạt động theo nguyên tắc của con lắc kép theo nghĩa là nó được chia thành hai phần: nơi đuôi bắt đầu nối với xương cụt và nơi kết thúc phần da cũng như xương đuôi và bắt đầu phần lông đuôi.
Bởi vì quay kép như vậy nên phần cuối có thể di chuyển với tốc độ và biên độ khác so với phần chính của đuôi. Sự linh hoạt này là cần thiết để con vật có thể đánh một đòn chính xác nhằm vào các khu vực của mông và sườn, khi côn trùng có hại tiến đến gần. Bây giờ, khi biết kỹ lưỡng cấu trúc của các cơ đuôi,các kỹ sư tin rằng, nếu cần thiết, họ có thể khôi phục lại đuôi bị tổn thương của con vật để nó có thể sử dụngbộ phận giả như một cơ quan tự nhiên.
Vũ Trung Hương