Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, ngay từ bây giờ chị em có thể bắt tay vào làm các loại mứt thơm ngon với công thức dễ làm để nhâm nhi trong ngày Tết.

3 loại mứt dễ làm, ngon miệng trong ngày Tết

La Hường | 11/01/2017, 17:31

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, ngay từ bây giờ chị em có thể bắt tay vào làm các loại mứt thơm ngon với công thức dễ làm để nhâm nhi trong ngày Tết.

1. Mứt khoai lang

Nguyên liệu

- Khoai lang ruột vàng: 1kg.

- Đường: 500g.

- Nước vôi trong.

- Vani.

Cách làm

- Khoai lang mua về, gọt vỏ, rửa sạch. Có thể cắt lát hoặc thái miếng tùy theo sở thích. Độ dày vào khoảng 1cm.

- Để có nước vôi trong bạn cần sử dụng vôi sốngngâm vào nước rồi lọc lấy phần nước trong khi vôi đã lắng cặn ở phía dưới.

Bước 1: Lấy khoai đã cắt ngâm vào nước vôi trong khoảng 5 tiếng. Chú ý phải để phần nước ngập khoai hoàn toàn.

Sau đó vớt khoai lang ra, rửa lại với nước sạch nhiều lần để loại bỏ mùi vôi.Thực chất, công đoạnngâm khoai lang vào nước vôi trong rất quan trọng và là một trong những bước không thể thiếu vì nước vôi trong sẽgiúp miếng khoai lang cứng hơn, khi sên mứt thì khoai lang không bị nát.

Bước 2: Ướp khoai lang với đường

- Tiếp theo, các bạn cho khoai lang vào ướp với đường theo tỷ lệ 2:1. Nghĩa là, cứ1kg khoai lang thì bạn sử dụng500gđường. Ướp khoai lang với đường trong 5 giờ để đường tan hết.

- Thỉnh thoảng nên dùng đũa đảo đều cho đường thấm vào khoai. Ướp cho đến khi đường tan hết (khoảng 5 giờ sau).

Bước 3: Xào khoai lang

- Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho hỗn hợp đường và khoai vào, đun với lửa trung bình. Thỉnh thoảng nhớ đảo qua mứt để khoai lang không bị cháy hay bị sém và mứt được ngấm đường.

- Khi nước đường trong chảo đã sền sệt thì giảm nhỏ lửa, chỉ để lửa liu riu và dùng đũa đảo đều liên tục.

Bước 4: Tạo mùi thơm cho mứt khoai lang

Khi thấy mứt khoai lang khô đều, đường trắng kết tinh vào từng lát khoai lang thì cho vani vào để tạo mùi thơm ngon, béo ngậy cho mứt. Nhanh tay đảo đều thêm vài lần rồi nhấc chảo xuống.

2. Mứt dừa

Nguyên liệu

- Dừa tươi cả quả. Bạn nên chọn những quả dừa bánh tẻ, tức là dừa không non, không quá già thì mứt dừa sẽ non, dẻo và có độ bùi bùi đúng vị dừa.

- Đường.

- Dụng cụ nạo.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế

- Dừa tươi mua về bạn gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và nạo sạch phần vỏ giấy bên trong.

- Bạn có thể mua dừa đã được tách sẵn vỏ ngoài chợ/siêu thị hoặc mua dừa về để tự tách vỏ. Vỏ dừa cũng khá cứng, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên chọn mua cùi dừa đã được tách sẵn vỏ cứng (tránh vỡ vụn miếng dừa khi tách).

Bước 2: Nạo dừa

- Đầu tiên bạn cần bổ đôi quả dừa ra và bắt đầu nạo theo chiều ngang (theo vành ngang vừa cắt) để được sợi dài và mỏng.

- Sau khi nạo xong, bạn nên rửa khoảng 2 – 3 lần và ngâm vào nước sạch trong khoảng 12 – 14 giờ để loại bớt dầu dừa.

- Tiếp tục vớt cùi dừa ra và rửa với nước sạch thêm 2 – 3 lần cho hết hẳn dầu và để ráo nước.

- Bạn cũng có thể ngâm cùi dừa vào nước ấm khoảng 75 – 80 độ để khử dầu dừa nhanh và tiết kiệm thời gian.

Bước 3: Ướp dừa

- Cùi dừa nạo thành miếng sau khi đã khử hết dầu và để ráo nước, bạn bắt đầu ướp đường, sữa theo tỷ lệ 500gđường/1kg dừa (có thể thay đổi tỷ lệ đường cho vừa khẩu vị) và thêm chút sữa đặc vào để tăng thêm vị béo ngậy cho dừa.

- Sau đó, để cho dừa ngấm đường, sữa trong khoảng 4-5 tiếng trước khi cho lên sao khô.

Bước 4: Sao mứt

- Sau khi đảm bảo rằng đường, sữa đã ngấm vào dừa thì bạn đặt chảo lên bếp đun nóng rồi đổ dừa vào. Lưu ý là đổ hết cả phần nước chảy ra. Đun chảo dừa với mức lửa nhỏ để dừa khô dần dần.

- Đảo nhanh tay và đều tay để cho dừa không bị dính chảo cháy sém. Sau khi thấy các miếng dừa đã tách rời nhau và có phấn trắng do đường khô lại trên bề mặt thì tắt bếp, để chảo trên bếp thêm một lúc nữa cho dừa khô hẳn rồi bày ra đĩa hoặc dụng cụ chứa tùy ý.

- Đợi dừa nguội thì đổ dừa ra rổ lớn, trải đều ra, để nơi thoáng vài tiếng rồi bạn cất vào lọ dùng dần.

3. Mứt gừng

Nguyên liệu

- Gừng:1kg.

- Đường: 500g.

- Chanh (dấm).

- Vani.

Cách làm

- Gừng chọn củ non hoặc củ bánh tẻ cho đỡ xơ và cay (củ gừng bánh tẻ là củ không quá non mà cũng không quá già). Rửa sạch đất cát bám vào củ gừng, sau đó dùng dao cạo bỏ lớp vỏ.

- Dùng dao thái gừng thành những lát thật mỏng (hoặc dùng dụng cụ nạo vỏ hoa quả để nạo gừng thành những lát mỏng).

- Cho gừng vào nồi, đổ ngập nước, đặt nồi lên bếp đun sôi gừng trong vòng 2-3 phút. Sau đó chắt bỏ nước luộc gừng rồi lại cho nước mới vào luộc. Lặp đi lặp lại bước này khoảng 2 -3 lần hoặc hơn tùy vào việc bạn muốn miếng mứt gừng cay nhiều hay ít.

- Vắt vào nồi nước luộc gừng nước cốt của 1 quả chanh ở lần luộc cuối cùng để gừng được trắng hơn.

- Rửa gừng lại với nước 2-3 lần để loại bỏ vị chua của chanh. Sau đó đem ướp gừng với đường, cứ 1kg gừng thì dùng khoảng 500g đường.

- Có thể để cho đường tan hoàn toàn rồi mới sên gừng thành mứt hoặc chỉ ướp gừng với đường khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi sên luôn cũng được.

- Cho gừng và cả nước đường ướp gừng vào chảo (nếu ướp đường chưa tan hoàn toàn thì khi cho gừng và cả đường vào chảo nên cho thêm vào chảo chút xíu nước).

- Sên gừng ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều cho gừng thấm đường.

- Khi nước đường trong chảo đã cạn sền sệt thì hạ lửa thật nhỏ. Dùng đũa đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào gừng.

- Nhỏ vào chảo vài giọt vani, tiếp tục đảo thêm 1-2 phút nữa trên bếp.

- Sau đó nhấc chảo mứt gừng xuống, vẫn tiếp tục đảo trong khoảng 1 phút nữa cho mứt gừng khô hẳn.

- Đợi mứt gừng nguội hẳn, cấtmứt gừngvào lọ thủy tinh hoặc túi nilon để bảo quản, dùng dần.

Thanh Hải (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 loại mứt dễ làm, ngon miệng trong ngày Tết