Bất chấp các cảnh báo từ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2.6, Quốc hội Đức đã thông qua đạo luật ghi nhận vụ giết người Armenia của Đế quốc Ottoman là diệt chủng, một động thái sẽ khiến Ankara tức giận.

Đức thông qua đạo luật khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận

Hà Ngọc Bách | 02/06/2016, 19:50

Bất chấp các cảnh báo từ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2.6, Quốc hội Đức đã thông qua đạo luật ghi nhận vụ giết người Armenia của Đế quốc Ottoman là diệt chủng, một động thái sẽ khiến Ankara tức giận.

Đạo luật ghi nhận vụ giết người Armenia của Đế quốc Ottoman là diệt chủng được Quốc hội Đức thông qua với số phiếu áp đảo khi chỉ có 1 phiếu chống và 1 phiếu trắng.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức, Christiane Wirtz nói rằng bà Merkel là người ủng hộ đạo luật ghi nhận vụ giết người Armenia của Đế quốc Ottoman là diệt chủng.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim, hồi đầu tuần nói rằng ông sẽ không xem xét lại thỏa thuận hạn chế dòng người tị nạn sang châu Âu nếu dự luật được Quốc hội Đức thông qua, nhưng nói với các quan chức của đảng AK cầm quyền rằng vụ bỏ phiếu là "một thách thức thực sự của tình bạn".

Dự luật này cho rằng những cái chết của người Armenia là một ví dụ về những vụ giết người hàng loạt, các vụ thanh tẩy chủng tộc, trục xuất và diệt chủng đã xảy ra thế kỷ 20.

Tài liệu này cũng quy một phần trách nhiệm cho nước Đức, vốn là đồng minh của Đế quốc Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Theo các sử giacó đến 1,5 triệu người Armenia bị Đế quốc Ottoman giết trong thời gian từ năm 1915 tới 1917. Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận rằng hàng trăm ngàn người Armenia đã thiệt mạng, nhưng bác bỏ những vụ giết người này là một chiến dịch diệt chủng.

Trước Đức, Nga và Pháp là nhữngnước thừa nhận các vụ giết chóc người Armenia là một hành động diệt chủng. Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng thừa nhận việc này,nhưng nhiều nước bao gồmcả Mỹkhông công nhận đây là một vụ diệt chủng.

Trong cuộc tranh luận trước khi bỏ phiếu thông qua dự luật, Chủ tịch Quốc hội Đức Norbert Lammert nói rằng việc giải quyết các sự kiện lịch sử có thể rất "đau đớn".

"Nhưng chúng ta cũng thấy rằng việc đánh giá trung thực và phê bình lịch sử không gây nguy hại cho các quan hệ quốc gia. Trong thực thế, nó là điều kiện tiên quyết cho sự hiểu biết, hòa giải và hợp tác", ông Lammert nói.

Ông Lammert cũngkhẳng địnhrằng "chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra 100 năm trước, nhưng họ sẽ phải chia sẻ trách nhiệm với đất nước của họ trong tương lai".

Thiên Hà (theo AP)

Ảnh: Thủ tướng Thổ Nhĩ KỳBinali Yildirim.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
42 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức thông qua đạo luật khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận