Cơ quan tình báo nước ngoài BND của Đức trong một tuyên bố bất thường vào ngày 2.12 đã tỏ ra lo ngại về khả năng Ả Rập Saudi sẽ thúc đẩy chính sách đối ngoại quyết liệt và cứng rắn hơn, khi Hoàng tử Mohammed bin Salman muốn khẳng định mình và lập trường của quốc gia thuộc bán đảo Ả Rập này. 

Đức cảnh báo về chính sách ‘bốc đồng’ mới của Ả Rập Saudi

Một Thế Giới | 05/12/2015, 14:53

Cơ quan tình báo nước ngoài BND của Đức trong một tuyên bố bất thường vào ngày 2.12 đã tỏ ra lo ngại về khả năng Ả Rập Saudi sẽ thúc đẩy chính sách đối ngoại quyết liệt và cứng rắn hơn, khi Hoàng tử Mohammed bin Salman muốn khẳng định mình và lập trường của quốc gia thuộc bán đảo Ả Rập này. 

BND cho rằng Ả Rập Saudi – quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã mất niềm tin ở Mỹ khi Washington thất bại trong kế hoạch duy trì sự ổn định ở Trung Đông. Theo giới chức tình báo Đức, chính quyền Riyadh đã chuẩn bị sẵn sàng và chấp nhận mọi rủi ro trong cuộc cạnh tranh vị thế bên trong khu vực với Iran.

Kể từ khi vua Salman chính thức nắm giữ quyền lực vào tháng 1.2015, Ả Rập Saudi đã xây dựng một liên minh quân sự để can thiệp vào quốc gia láng giềng Yemen, qua đó hạn chế ảnh hưởng của Iran. Ngoài ra, Riyadh còn có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại Syria và thực hiện những thay đổi lớn trong quá trình chuyển giao quyền lực.

Riyadh từ lâu vẫn xem Iran là một quốc gia chuyên gây hấn và bành trướng sức mạnh, đồng thời coi các tổ chức không nhà nước như Hezbollah ở Lebanon, dân quân Shiite tại Iran là mối nguy gây ra xung đột tôn giáo và bất ổn trong khu vực. Do đó, từ khi lên nắm quyền, vua Salman của Ả Rập Saudi bắt đầu thi hành chính sách “mạnh tay” cứng rắn hơn nhằm chống lại kẻ thù trong khu vực.

Cơ quan tình báo BND của Đức chỉ ra rằng cả Iran và Ả Rập Saudi đều cố gắng tạo ra ảnh hưởng bên trong các nước Syria, Lebanon, Bahrain hay Iraq. Riyadh đang nỗ lực tăng cường tiềm lực quân sự, củng cố chính trị và hạn chế các rủi ro tài chính, để đảm bảo nước này không mất ảnh hưởng tại khu vực vào tay Iran.

Tuyên bố từ BND cho biết: “Lập trường ngoại giao thận trọng cho đến nay của tầng lớp lãnh đạo cao tuổi trong gia đình hoàng gia, đang được thay thế bởi một chính sách bốc đồng, hiếu thắng”. BND cung cấp  thêm rằng, Ả rập Saudi tiếp tục theo đuổi cam kết loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bất chấp sự ủng hộ của Nga và Iran đối với nhà lãnh đạo này.

Trong khi đó, Iran - đồng minh chính của ông Assad, phủ nhận cáo buộc có mục tiêu bành trường sức mạnh ra bên ngoài và cho rằng Riyadh đang phá hoại sự ổn định của khu vực thông qua kế hoạch ủng hộ đối với quân nổi dậy Syria hoặc sự can thiệp vào Yemen.

Theo một số nguồn tin, bản báo cáo của BND mang tên “Ả Rập Saudi, cường quốc Sunni đang bị giằng xé giữa việc thay đổi chính sách đối ngoại khuôn mẫu và củng cố lập trường trong nước”. Bản báo cáo chỉ ra những rủi ro xuất phát từ việc tập trung quyền lực vào tay Hoàng tử Mohammad, khi mọi chính sách của đất nước là nhằm đảm bảo quyền lợi cho gia đình hoàng gia.

Ngoài ra, BND cũng nhấn mạnh khả năng Hoàng tử Mohammad sẽ kích động các thành viên khác trong gia đình và nhiều người Ả Rập Saudi theo đổi chính sách cải cách, từ đó phá hoại mối quan hệ thân thiện với những quốc gia đồng minh xung quanh.

Hiện tại, Ả Rập Saudi đang đối mặt với sự thâm hụt ngân sách, được các nhà kinh tế ước tính lên đến 120 tỉ USD hay nhiều hơn trong năm 2015. Điều ấy khiến Bộ Tài chính nước này phải đóng băng các tài khoản quốc gia trong vòng 1 tháng để kiểm soát chi tiêu.

Hoàng tử Mohammed là người thứ hai trong gia đình hoàng tộc sẽ nắm quyền cai trị đất nước, đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòngvà là người đứng đầu một ủy ban quan trọng có tác động vào nền kinh tế. Hoàng tử được thừa hưởng nhiều đặc quyền kể từ khi cha của ông trở thành vua của đất nước và chọn ông là người kế vị.

Hàn Giang (theo Reuters)

Bài liên quan
Ứng viên thân Nga dẫn đầu bầu cử tổng thống Romania nhờ TikTok?
Calin Georgescu, một chính trị gia cực hữu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã bất ngờ dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Romania.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức cảnh báo về chính sách ‘bốc đồng’ mới của Ả Rập Saudi