Chính phủ cũng có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó dự đoán (ví dụ việc nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Nhà nước theo thủ tục ISDS, Chính phủ nước ngoài có thể kiện Việt Nam theo cơ chế WTO…)”, VCCI nêu.

Dự thảo Nghị định dịch vụ phát thanh, truyền hình: Chính phủ có nguy cơ bị kiện?

07/01/2019, 12:19

Chính phủ cũng có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó dự đoán (ví dụ việc nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Nhà nước theo thủ tục ISDS, Chính phủ nước ngoài có thể kiện Việt Nam theo cơ chế WTO…)”, VCCI nêu.

Bộ TT-TT đang dự thảo Nghị định 06 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình - Ảnh minh họa

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình (sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP).

Theo VCCI, thay đổi cơ bản nhất, dự kiến cũng tạo ra tác động lớn nhất của Dự thảo so với Nghị định 06 là việc đưa “dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến người sử dụng” vào diện “dịch vụ phát thanh, truyền hình”. Theo VCCI, việc này chưa hợp lý, không phản ánh đúng bản chất của hoạt động phát thanh, truyền hình.

Về mặt pháp lý, Phụ lục 4 Luật Đầu tư (về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện) quy định dịch vụ cung cấp nội dung trên mạng Internet (bao gồm cả theo yêu cầu hoặc không theo yêu cầu) ở mục riêng, độc lập với dịch vụ phát thanh, truyền hình. Do đó việc Dự thảo xếp dịch vụ này vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình dường như mâu thuẫn với quy định của Luật Đầu tư.

Xét theo thông lệ quốc tế, theo phân loại dịch vụ hàng hóa của Liên hiệp Quốc (Hệ thống CPC, phiên bản 2.1) thì dịch vụ phát thanh, truyền hình được xếp vào mã CPC 846 (Broadcasting, programming and programme distribution services), bao gồm các dịch vụ phải gắn với đài phát thanh (radio) hoặc đài truyền hình (television), kể cả các dịch vụ phát thanh, phát sóng trực tiếp hay các dịch vụ liên quan tới phát thanh, phát sóng.

Còn các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet được xếp vào mã CPC 843 (Online content), bao gồm tất cả dịch vụ cho phép cung cấp các nội dung bất kỳ trên Internet (thông tin bằng văn bản, game, sách, audio, video, film và các loại video download khác, streamed video, phần mềm download…).

Do đó, theo phân loại chung của thế giới thì dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu (và cả các nội dung giá trị gia tăng) đang được xem xét trong dự thảo này được xếp vào nhóm Dịch vụ nội dung mạng (online content), chứ không phải dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Xét ở góc độ cam kết quốc tế, mặc dù Việt Nam không có cam kết trong WTO về dịch vụ phát thanh, truyền hình, nhưng lại có cam kết về dịch vụ nội dung trên Internet (On-line information and data processing (incl. transaction processing) - dịch vụ xử lý thông tin và dữ liệu trên mạng, bao gồm cả xử lý giao dịch) mà vào thời điểm đàm phán WTO thì được xếp vào mã CPC 843**, với miêu tả nội hàm hoàn toàn đồng nhất với dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu được xem xét tại dự thảo này.

Nói cách khác, VCCI cho rằng với việc cam kết trên, Việt Nam đã chính thức ghi nhận dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung là Dịch vụ nội dung mạng, không phải Dịch vu phát thanh, truyền hình. Nếu xếp dịch vụ này vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình và do đó không mở cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đánh giá đầy đủ nguy cơ vi phạm cam kết với WTO.

Theo đó, nếu nay dịch vụ này bị xếp vào nhóm Dịch vụ phát thanh, truyền hình, từ đó các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải rút khỏi các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực, thị trường các dịch vụ này sẽ có xáo trộn đặc biệt lớn (về đầu tư, tài chính, cạnh tranh).

Đồng thời, VCCI cho rằng Chính phủ cũng có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó dự đoán (ví dụ việc nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Nhà nước theo thủ tục ISDS (giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ), chính phủ nước ngoài có thể kiện Việt Nam theo cơ chế WTO…).

Bên cạnh đó, về mặt thuật ngữ, xét một cách chặt chẽ, phạm vi các dịch vụ phát thanh, truyền hình như định nghĩa tại khoản 1 sẽ không bao gồm các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu mà không sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình (chú ý là môi trường/hạ tầng Internet không thể tự động được coi là hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình).

Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại phạm vi Dự thảo để bảo đảm phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉ bao gồm các dịch vụ phát thanh truyền hình (thuộc mã CPC 846 theo Hệ thống CPC, phiên bản 2.1 của Liên hiệp Quốc).

Về các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên môi trường Internet mà không thuộc phạm vi phát thanh truyền hình (ví dụ các trang web cung cấp phim, nhạc, các chương trình giải trí, sách, báo, hoặc các sản phẩm trên mạng khác mà nội dung được cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng Internet), theo VCCI, đây cũng là các dịch vụ cần được kiểm soát.

Tuy nhiên, việc kiểm soát này cần phải theo cơ chế phù hợp với bản chất của các dịch vụ và tương ứng với nguy cơ mà các dịch vụ đó có thể gây ra đối với các lợi ích công cộng liên quan (chứ không cùng chung cơ chế với dịch vụ phát thanh, truyền hình).

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự thảo Nghị định dịch vụ phát thanh, truyền hình: Chính phủ có nguy cơ bị kiện?