Dù đến thời điểm này, các tỉnh Nam bộ vẫn là điểm đến an toàn nhưng du lịch vẫn dường như đóng băng sau khi dịch COVID-19 bùng lên lần 2 vào cuối tháng 7. Rất nhiều tour du lịch trong tháng 8 - 9 bị hủy, các cơ sở lưu trú, khách sạn nghỉ dưỡng vắng khách.

Du lịch Nam bộ vẫn 'đóng băng' sau dịch COVID-19 bùng phát lần 2

17/08/2020, 15:17

Dù đến thời điểm này, các tỉnh Nam bộ vẫn là điểm đến an toàn nhưng du lịch vẫn dường như đóng băng sau khi dịch COVID-19 bùng lên lần 2 vào cuối tháng 7. Rất nhiều tour du lịch trong tháng 8 - 9 bị hủy, các cơ sở lưu trú, khách sạn nghỉ dưỡng vắng khách.

Bình minh ở Cần Thơ - Ảnh: Vietnamtourism

Một số tỉnh thành trọng điểm về du lịch như Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc miền Tây Nam bộ như Cần Thơ, Bến Tre, chỉ tính trong vòng 15 ngày của tháng 8, lượng du khách giảm tới 70-90% so với cùng kỳ năm trước. Tại nhiều khu, điểm du lịch vẫn mở cửa đón du khách, dù đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh song vẫn rất vắng vẻ.

Theo thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, trên 35.000 chương trình du lịch gồm các tour, dịch vụ lưu trú, điểm đến... của các doanh nghiệp du lịch đã phải hủy bỏ. Và vào thời điểm này, các hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố đều tập trung giải quyết các tồn đọng với khách hàng liên quan đến việc hủy tour, hoãn chuyến.

Còn đối với khối lưu trú, có khoảng 80-90% lao động tại các khách sạn tạm thời nghỉ việc không hưởng lương, 6-8% lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện nay các bãi tắm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh khá vắng, kể cả dịp cuối tuần.

Trước tình hình này, Sở Du lịch TP.HCM cũng đề xuất UBND TP.HCM, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về các giải pháp phục hồi du lịch. Nếu dịch bệnh được kiểm soát trong thời điểm cuối tháng 8,9 thì TP.HCM chuẩn bị các sản phẩm du lịch, sẵn sàng cho những chương trình kết nối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Đông Bắc và cả các tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Nếu đến hết năm 2020 dịch bệnh mới được kiểm soát thì cần lưu ý đến nhóm các giải pháp đào tạo và tái cơ cấu ngành du lịch.

Còn theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, ngay từ tháng 6.2020, Sở đã ban hành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí du lịch an toàn trong việc phòng, chống dịch COVI-19 đối với doanh nghiệp du lịch tại thành phố với 3 bộ tiêu chí phù hợp cho từng lĩnh vực trong hoạt động du lịch là cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành, các khu, điểm du lịch. Các doanh nghiệp đạt tiêu chí du lịch an toàn sẽ được Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đưa vào danh sách trong Bản đồ du lịch an toàn và giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành, du lịch duy trì việc đón khách trong điều kiện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Các tour đều được công ty xây dựng linh hoạt theo quy mô nhỏ, các điểm đến là không gian thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, chủ yếu là các hoạt động trải nghiệm, khám phá liên quan đến cây dừa - loại cây đặc trưng của Bến Tre như như đi bộ dưới tán dừa, ngắm chợ dừa trên sông, đốt đuốc lá dừa... Ngoài ra, những sản phẩm từ dừa cũng được khuyến khích mua từ xa với các du khách ở xa như các tỉnh, thành miền Bắc, Tây Nguyên...

Minh An (Tổng hợp)

Bài liên quan
Du lịch TP.HCM thu về hơn 173.500 tỉ đồng trong 11 tháng năm 2024
Sở Du lịch TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu về du lịch TP.HCM tháng 11 và 11 tháng năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Nam bộ vẫn 'đóng băng' sau dịch COVID-19 bùng phát lần 2