Thông tin trên được Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra tại buổi tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (giai đoạn 1.7.2017 - 30.6.2018), diễn ra ngày 8.10.

Dự kiến vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ 2019

08/10/2018, 16:29

Thông tin trên được Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra tại buổi tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (giai đoạn 1.7.2017 - 30.6.2018), diễn ra ngày 8.10.

Ảnh minh họa từ Internet

Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã được quy định trong Luật Điện lực năm 2004 và tiếp tục được cụ thể hóa trong Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 8.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Thực hiện lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị đưa Thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành từ ngày 1.7.2012. Tính đến nay, số lượng các nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường là 87 nhà máy với tổng công suất đặt 22.946MW, tăng 2,8 lần so với thời điểm mới vận hành thị trường vào tháng 7.2012 (chỉ có 31 nhà máy điện).

Thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, hiện còn trên 51% nhà máy chưa tham gia vào thị trường điện, trong đó chủ yếu là các Nhà máy điện đa mục tiêu và một số nhà máy BOT, quá trình triển khai vận hành thị trường điện cũng nảy sinh một số bất cập. Cụ thể, hiện nay toàn bộ khâu đầu vào (khâu phát) đã theo thị trường nhưng giá bán lẻ đầu ra vẫn phải tiếp tục điều tiết, trong khi giữa các Tổng công ty phát điện lại có khoản chênh về doanh thu và chi phí.

Do đó, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng các cơ chế để đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của EVN tham gia thị trường điện trong thời gian tới.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, để đảm bảo vận hành thị trường điện một cách công bằng, minh bạch và đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo, cơ quan quản lý cũng cần tính tới các phương án xây dựng cơ sở pháp lý và các hạ tầng thiết yếu đảm bảo cho các nhà máy điện có công suất nhỏ hơn 30MW, nhà máy điện năng lượng tái tạo cũng có thể tham gia vào thị trường điện trong thời gian tới.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh: "Song song với công tác củng cố và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã và đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu chuẩn bị cho Thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo đúng Lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 10.8.2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 8266/QĐ-BCT phê duyệt Thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh, và chính thức triển khai các công tác vận hành thí điểm Thị trường bán buôn điện thí điểm từ ngày 1.1.2016. Theo kế hoạch dự kiến, sau khi kết thúc giai đoạn vận hành thí điểm, thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được vận hành chính thức từ năm 2019".

Thứ trưởng Vượng giao Cục Điều tiết điện lực tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện khung khổ pháp lý hơn nữa trong lĩnh vực này, hướng tới thị trường phát điện cạnh tranh vận hành ổn định đạt hiệu quả cao nhất đồng thời đảm bảo việc triển khai hoàn thành công tác chuẩn bị cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2019.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
TS Lê Xuân Nghĩa: Thị trường BĐS vẫn đối mặt nhiều vấn đề nan giải
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự kiến vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ 2019