Sự kiện” Tổng cục Du lịch Việt Nam gửi công văn đề nghị Cục du lịch Trung Quốc phối hợp xử lý nghiêm vụ du khách Trung Quốc đốt tiền đồng Việt Nam tại Đà Nẵng mới đây buộc chúng ta phải suy nghĩ về luật lệ và phép nước của mình.

Du khách phạm luật ở Việt Nam, sao phải nhờ Trung Quốc xử lý?

14/07/2016, 12:28

Sự kiện” Tổng cục Du lịch Việt Nam gửi công văn đề nghị Cục du lịch Trung Quốc phối hợp xử lý nghiêm vụ du khách Trung Quốc đốt tiền đồng Việt Nam tại Đà Nẵng mới đây buộc chúng ta phải suy nghĩ về luật lệ và phép nước của mình.

Du khách Trung Quốc thô bạo với người bán chuối ở Đà Nẵng gây phẫn. Ảnh từ clip

Tại sao một du khách nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam nhưng các cơ quan chức năng Việt Nam không áp dụng pháp luật Việt Nam để xử lý, mà lại đề nghị cơ quan chức năng của đất nước của người du khách đó “phối hợp xử lý”?

Như báo chí đã đưa tin, vào đêm 14.6.2016, du khách có tên Hou Geshun, nam giới, sinh năm 1984, hộ chiếu E4036641 do cơ quan xuất nhập cảnh Trung Quốc cấp, đã đốt tiền đồng Việt Nam tại quán rượu TV Club, đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Điều đáng nói là hành vi đốt tiền, vi phạm pháp luật Việt Nam của Hou Geshun diễn ra ngay sau khi người này thanh toán hóa đơn bằng đồng nhân dân tệ (với giải thích tiền Việt Nam đồng không còn để chi trả).

Luật sư Phan Hùng, Đoàn luật sư tỉnh Ninh Thuận, cho rằng hành vi của Hou Geshun đã vi phạm Quyết định 130 (2003) của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời “phạm” vào Điều 36 Luật Du lịch Việt Nam (2005) - vi phạm “nghĩa vụ của du khách”.

Quyết định 130 nghiêm cấm “hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào” (Điều 3). Chiếu theo Nghị định 96 (2014) của Chính phủ (quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ) thì mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là từ 10 – 15 triệu đồng (Khoản 3 Điều 31).

Cho nên, lẽ ra các cơ quan chức năng phải xử phạt vi phạm hành chính đối với Hou Geshun để cho du khách này (cũng như các du khách khác) thấy được tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam đối với các hành vi phạm pháp mà tuân thủ; đằng này, hành vi của Hou Geshun chỉ bị xác định vi phạm “nghĩa vụ của du khách” và xử lý bằng biện pháp trục xuất về nước là chưa triệt để.

Có thể thấy, chúng ta có pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của du khách nhưng chúng ta không áp dụng; mà lại đề nghị cơ quan chức năng đất nước của du khách phối hợp xử lý hành vi của du khách (vi phạm pháp luật của chúng) là sao? Thiệt là khó hiểu!

Có phải chúng ta du di với khách du lịch Trung Quốc vì giai đoạn 2011 – 2015, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tăng trung bình 5,9%, đạt 1,78 triệu lượt năm 2015; và riêng 6 tháng đầu năm 2016, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt 1,2 triệu lượt, tăng 47,9% so với cùng kỳ 2015 như số liệu của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cung cấp với báo chí?

Thiết nghĩ, khách du lịch Trung Quốc hay bất cứ khách du lịch nước nào vào Việt Nam du lịch chúng ta cũng đều đón tiếp niềm nở, phục vụ ân cần… và thu tiền lịch sự. Nhưng đối với các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của du khách thì chúng ta phải cương quyết xử lý trên tinh thần một đất nước có luật lệ và phép nước.

Đừng vì số lượng khách du lịch của nước này, nước kia đang “đổ” vào Việt Nam nhiều mà chúng ta (cơ quan chức năng) du di, cũng như có những hành xử thiếu chuẩn mực.

Quang Bảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du khách phạm luật ở Việt Nam, sao phải nhờ Trung Quốc xử lý?