Trong phiên thảo luận tổ về dự án sân bay Long Thành, nhiều đại biểu tại tổ 6 nhấn mạnh rằng, dự án này đã treo 12 năm, dân đang ý kiến. Do đó, công tác đền bù phải tiến hành thật nhanh nhưng phải đảm bảo vấn đề việc làm cho người dân mất đất, trong đó chú trọng dạy nghề.

Dự án Long Thành: Cần 23.000 tỉ cho giải phóng mặt bằng

Trí Lâm | 02/06/2017, 06:34

Trong phiên thảo luận tổ về dự án sân bay Long Thành, nhiều đại biểu tại tổ 6 nhấn mạnh rằng, dự án này đã treo 12 năm, dân đang ý kiến. Do đó, công tác đền bù phải tiến hành thật nhanh nhưng phải đảm bảo vấn đề việc làm cho người dân mất đất, trong đó chú trọng dạy nghề.

Tách dự án thành dự án thành phần

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa, nội dung Tờ trình của Chính phủ cho biết, đến nay căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình triển khai dự án cho thấy cần thiết phải tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án thành dự án thành phần để thực hiện trước khi Quốc hội thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm sớm triển khai dự án.

Lý do là dự án này là dự án quan trọng của quốc gia, nội dung thu hồi lớn đã có quy hoạch từ năm 2015, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế địa phương, khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.Do vậy việc sớm thực hiện thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư của dự án không những để ổn định cuộc sống, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân mà còn để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện dự án.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, cần ít nhất 3 năm để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án. Nếu Quốc hội cho phép tách dự án trước khi thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức công tác giải phóng mặt bằng song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Nếu Quốc hội thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi vào năm 2019 thì sớm nhất năm 2020 địa phương mới có thể bàn giao mặt bằng để phù hợp với tiến độ đưa sân bay Long Thành vào khai thác từ năm 2025. Còn nếu không được tách thì năm 2019 tỉnh Đồng Nai mới có thể triển khai giải phóng mặt bằng 5.000 ha đất. Khi đó việc triển khai thi công sẽ phụ thuộc vào tiến độ bàn giao mặt bằng và kéo dài thời gian thực hiện dự án 2-3 năm, đồng thời giá đất sẽ tăng thêm.

Như vậy việc tách nội dung hạng mục bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án tại thời điểm này trước khi Quốc hội thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ giúp dự án đảm bảo tiến độ đề ra trong Nghị quyết 94 của Quốc hội. Đồng thời tiết kiệm kinh phí, sớm ổn định đời sống của người dân trong vùng dự án.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩatrình bàyTờ trìnhvề dự án sân bay Long Thành - Ảnh: VPQH

Theo đó, kinh phí khái toán của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 23.000 tỉ đồng. Với quy mô 5.000 ha đất với 1.520 ha đất cho quốc phòng, 1.200 ha đất cho hạng mục phụ trợ công nghiệp hàng không và phụ trợ, để giải phóng 1 lần thì cần sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước vì thực tế công tác giải phóng mặt bằng khó có thể huy động từ nguồn vốn ODA cũng như kêu gọi xã hội hóa.

Tuy nhiên có thể hoàn trả 1 phần tiền sử dụng đất từ đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng các công trình thương mại, khấu trừ tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, nguồn thu từ việc cho thuê đất ngắn hạn đối với các khu vực chưa triển khai dự án và các hạng mục công trình triển khai.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành,Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanhcho biết, đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế tán thành với việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để thực hiện trước đảm bảo tiến độ của dự án theo Nghị quyết 94 của Quốc hội, tiết kiệm chi phí và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Về kinh phí thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,Ủy ban Kinh tế nhận thấy, việc thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án nhằm thực hiện đồng bộ, hạn chế việc tăng chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những lần thu hồi sau, tránh tình trạng lấn chiếm đất dự án, khiếu kiện liên quan đền bù đất đai... Cùng với đó, người dân cũng mong muốn thu hồi một lần để yên tâm đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

Đừng quên lợi ích của dân

Thảo luận tại tổ về vấn đề này, nhiều đại biểu cũng đồng tình với việc tách dự án và lưu ý phải có sự gắn kết giữa việc bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư với việc triển khai dự án, bởi vì nếu tách ra rồi, giải phóng mặt bằng xong rồi không làm thì đó là một sự lãng phí lớn.

Đại biểuNguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư còn tồn tại nhiều tiêu cực trong áp giá đền bù, thống kê số lượng, có sự thông đồng giữa hội đồng đền bù với cá nhân:“Có những dự án mất người vì vướng lao lý”.

Cùng góc nhìn, đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất ách tắc quá lớn, khó tháo gỡ. Ông nói:“Tôi ngồi xe của Văn phòng Quốc hội ra sân bay mà nhiều khi phải xách hành lýxuống xe chạy bộ vào cho kịp vì tắc quá. Do đó, dự án sân bay Long Thành chắc chắn phải làm, không có đường lùi nên không thể giải phóng mặt bằng xong rồi thôi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngâncũng khẳng định, việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án là cần thiết. Dù tiền chưa đủ nhưng có thể khai thác quỹ đất để tạo vốn.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cũng phê bình các đơn vị liên quan vì chậm triển khai quyết định đầu tư Long Thành khi hơn 2 năm nhưng chưa có báo cáo khả thi, dẫn đến nhiều hệ lụy như giá cả tăng lên, người dân không yên tâm sản xuất…

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng: “Thời gian gần đây xem thấy sân bay Tân Sơn Nhất hành khách bị tắc đường, phải kéo hành lý chạy bộ vì sợ trễ chuyến bay rất thê thảm. Tân Sơn Nhất như một nỗi ám ảnh với những người đi máy bay. Thậm chí người ở gần sân bay cũng sợ, phải đi trước cả mấy tiếng đồng hồ”.

Các ĐBQH thuộc tổ 6 thảo luận về dự án sân bay Long Thành - Ảnh: Trí Lâm

Nhiều vị đại biểu tại tổ 6 cũng nhấn mạnh, dự án này đã treo 12 năm, dân cũng đang ý kiến. Bên cạnh đó, trong công tác đền bù phải đảm bảo vấn đề việc làm cho người dân mất đất, trong đó chú trọng dạy nghề.

“Dạy nghề đểđáp ứng nhu cầu việc làm chứ dạy xong để họ bơ vơ thì cũng rất khó khăn. Khi đã quyết định phương án đền bù thì phải tiến hành nhanh, nếu không người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép”, ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểuTrần Văn Túynhấn mạnhtái định cư phải xác định rõ sinh kế của người dân. “Không nên so bì với dân, tái định cư phải đảm bảo điều kiện tốt hơn cho họ chứ không phải đền bù chỗ này nhưng không mua được nhà tương tự chỗ khác. Dự án vì sự phát triển của đất nước nhưng cũng phải vì người dân”, ông Túy nói.

Đề cập đến vấn đề nan giải này, đại biểuLê Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng dự án này ở khu dân cư, trên địa bàn 6 xã với hơn 4.000 hộ, 15.000 nhân khẩu nên việc giải phóng mặt bằng rất khó. "Với khối lượng dân cư lớn như vậy thì việc kiểm kê, thu hồi đất, xác định gốc gác rất khó khăn. Đây là khâu phức tạp nhất trong giải phóng mặt bằng. Dù quyết tâm thì 3 năm không dễ gì xong được", ông Thông nói.

Hoài Phong
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án Long Thành: Cần 23.000 tỉ cho giải phóng mặt bằng