Trong phần trước, chúng ta đã nói đến sự "mở cửa" đối với đồng tính và chuyển giới trong Kpop. Ngành công nghiệp âm nhạc xứ Hàn với những nét đặc thù như phong cách phi giới tính của các nghệ sỹ, sự phổ biến của các sân khấu sao nam giả gái, sở thích ghép đôi đồng tính các thành viên trong cùng một nhóm của fan và những concept âm nhạc phá vỡ rào cản giới tính được xem như một nơi lý tưởng cho những nghệ sỹ đồng tính và chuyển giới trong Kpop thể hiện mình, sống thật với bản thân.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vì sao môi trường Kpop lý tưởng như vậy mà ngoài cô ca sỹ chuyển giới Harisu, chưa bao giờ có chuyện nghệ sỹ "come out"? Nhiều người sẽ nói rằng: "Vì Kpop không có ai là đồng tính hay chuyển giới". Thực tế thì một nơi có ít người LGBT "come out" chưa bao giờ có nghĩa rằng nơi đó ít người LGBT, nó chỉ đơn giản phản ánh trình độ hiểu biết cũng như thái độ của người dân đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Hàn Quốc không có đạo luật chống đồng tính như Nga nhưng thay vào đó, xứ củ sâm lại có thứ "vũ khí" vô hình khác để hạn chế tối đa số lượng người LGBT "come out".
Có thể bạn chưa biết: - Gaydar (từ kết hợp của gay và radar) là một khái niệm dùng để chỉ khả năng trực giác của một người trong việc nhận biết xu hướng tính dục (đồng tính, dị tính, song tính) của người khác. Gaydar được xác định dựa trên những đặc điểm thường thấy của một người như cách hành xử, đi đứng, phong cách ăn mặc, nói năng, thói quen, nghề nghiệp, v.v... - Ngoài những người LGBT thì những người có bạn bè, người thân hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người trong cộng đồng LGBT cũng thường có gaydar. - Dựa trên gaydar của những người LGBT, có rất nhiều sao thần tượng Hàn Quốc được xác định là đồng tính, song tính và chuyển giới. Điểm đáng lưu ý là việc xác định này hoàn toàn không dựa trên những sân khấu sao nam giả gái.
MV đồng tính trong Kpop: Có 4 MV đồng tính (!?)
Trong một môi trường "mở cửa" như Kpop nhưng lại chỉ có đếm trên đầu ngón tay 4 MV "dính líu" đến chủ đề đồng tính. Gọi là "dính líu" vì 2 MV được thực hiện theo kiểu người xem muốn nghĩ hai nhân vật yêu nhau hay chỉ là bạn cực thân cũng được, không phủ nhận nhưng cũng chẳng khẳng định rõ ràng ( "She s A Flirt" của Baby Soul và Yoo Jia, "I Won t Love Again" của Baek Ji Young), 1 MV chỉ có một cảnh duy nhất cho thấy hai người con trai chuẩn bị hôn nhau ("Going Crazy" của Lee Jung Hyun) và 1 MV đánh lạc hướng khán giả từ đầu đến gần cuối mới hé lộ rằng mang chủ đề đồng tính ("Please Don t" của K.Will).
"She s A Flirt" MV - Baby Soul & Yoo Jia
"I Won t Love Again" MV - Baek Ji Young
"She s A Flirt" và "I Won t Love Again" đều xoay quanh mối quan hệ thân thiết trên mức bạn bè giữa hai người con gái. Tuy nhiên cả hai lại không dám đưa vào đó những cảnh tình cảm thân mật để khẳng định đây là một mối quan hệ yêu đương. Nội dung đồng tính "hững hờ" cộng thêm việc hai ca khúc này đều không nổi đình nổi đám do đó dư luận hầu như không có phản ứng gì đáng kể.
"Going Crazy" MV - Lee Jung Hyun
Ở trường hợp "Going Crazy" của Lee Jung Hyun, nội dung đồng tính chỉ thể hiện qua một cảnh quay và là một chi tiết rất nhỏ trong toàn bộ nội dung MV. Chưa kể, MV này còn khắc họa hình ảnh người đồng tính theo hướng tiêu cực: người yêu phản bội Lee Jung Hyun để cặp kè với người tình đồng tính, sau đó đốt nhà để giết hại Lee Jung Hyun khi bị cô phát hiện.
"Please Don t" MV - K.Will
"Please Don t" của K.Will có lẽ là MV ghi điểm cao nhất trong hạng mục này. Mặc dù đánh lạc hướng khán giả đến tận những giây cuối cùng, đây vẫn là MV khẳng định rõ tình yêu đồng tính, đồng thời có cách khai thác vấn đề gây thiện cảm cho người xem.
Từ số lượng hiếm hoi bất thường của các MV đồng tính trong Kpop, chúng ta hãy cùng xem xét phản ứng của người dân Hàn Quốc trước vấn đề đồng tính và chuyển giới.
Dư luận Hàn Quốc trước vấn đề đồng tính và chuyển giới
Không phải tự nhiên mà các nghệ sỹ xứ Hàn, đặc biệt là các sao thần tượng, những người vốn luôn sẵn sàng sử dụng các đề tài nhạy cảm để trở nên nổi bật, lại dè dặt trước vấn đề đồng tính và chuyển giới đến như vậy. Sao Hàn "lột xác" mát mẻ, hở hang, khoe thân có thể bị nhiều người ném đá nhưng bù lại, tên tuổi lại được nhiều người biết đến hơn, thu hút nhiều fan nam hơn. Còn sao Hàn dính đến vấn đề đồng tính và chuyển giới lại là chuyện khác.
Bộ phim đầu tiên tập trung vào đề tài đồng tính nữ, "The Daughters of Club Bilitis", buộc phải ngừng chiếu ngay sau tập đầu tiên
Không liên quan đến âm nhạc nhưng năm 2011, "The Daughters of Club Bilitis" - bộ phim truyền hình đầu tiên của Hàn Quốc tập trung khai thác cuộc sống của các cặp đôi đồng tính nữ, dù phát sóng vào lúc nửa đêm và có gán mác 19+, đã buộc phải ngừng chiếu ngay sau tập đầu tiên (chưa có một cảnh thân mật nào) do vấp phải sự phản đối quá dữ dội của khán giả.
Nghệ sỹ Hong Seok Cheon bị đuổi việc và buộc phải ở ẩn nhiều năm sau khi công khai là người đồng tính
Chúng ta đang nói đến việc trong Kpop không có lấy một nghệ sỹ "come out" nhưng thực sự thì nếu mở rộng phạm vi ra cả ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc cũng chẳng có mấy người nổi tiếng công khai xu hướng tính dục. Hong Seok Cheon là cái tên nổi nhất trong số những người nổi tiếng dám "come out" ở Hàn Quốc. Từ một diễn viên tham gia nhiều chương trình tạp kỹ, Hong Seok Cheon đã bị nhà đài đuổi việc sau khi anh công khai mình là người đồng tính. Phản ứng tiêu cực của dư luận buộc Hong Seok Cheon phải lui về ở ẩn một thời gian dài trước khi trở lại màn ảnh.
Nhưng Hong Seok Cheon vẫn còn rất may mắn. Nam diễn viên sinh năm 1985, Kim Ji Hoo, người từng tham gia "The Unstoppable High Kick", đã treo cổ tự tử vì những áp lực mà anh phải đón nhận sau khi "come out". Công khai xu hướng tính dục vào tháng 4/2008 trên show "Coming Out" của tvN, Kim Ji Hoo nhanh chóng đón nhận một chuỗi những bất hạnh khi bị netizen tấn công vì xu hướng tính dục của mình, hàng loạt show thời trang và chương trình truyền hình hủy bỏ lịch làm việc của anh, công ty quản lý hiện tại từ chối ký tiếp hợp đồng, v.v...
Thử hỏi nhìn gương những nghệ sỹ đã "come out" ở Hàn Quốc, những người vốn còn bị săm soi hơn gấp bội phần các sao thần tượng, ai dám công khai rằng mình đồng tính?
Kpop fan: "Thần tượng của tôi chắc chắn không đồng tính!"
Nếu đã đọc phần trước và trang bị cho mình những kiến thức về LGBT, hẳn bạn sẽ hiểu đồng tính, song tính không phải một căn bệnh và những người đồng tính, song tính cũng hoàn toàn bình thường như những người dị tính. Tuy nhiên, từ trước khi WHO gạch đồng tính ra khỏi danh sách các bệnh vào năm 1990, xã hội vốn có cái nhìn lệch lạc về đồng tính nói riêng và LGBT nói chung. Cho đến nay đã gần 25 năm, mặc dù đông đảo người dân trên thế giới đã có cái nhìn đúng đắn về LGBT, vẫn có không ít người mang suy nghĩ cũ, cho rằng đồng tính là một căn bệnh.
Anti-fan Kpop và Kpop fan dù không ưa nhau nhưng lại có một điểm chung: cùng có cái nhìn lệch lạc, thiếu hiểu biết về đồng tính (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Chính vì suy nghĩ lệch lạc do thiếu kiến thức, nhiều anti-fan Kpop thường coi đồng tính như một căn bệnh, một khái niệm xấu, mang tính xúc phạm để rồi gán cho các nghệ sỹ Hàn. Còn Kpop fan phản ứng ra sao? Họ cũng cảm thấy bị xúc phạm thật! Bị xúc phạm bởi một từ... chẳng mang nghĩa xúc phạm (!?).
Bạn sẽ ít gặp những bình luận kỳ thị đồng tính từ Kpop fan, thay vào đó là những bình luận khẳng định: "Thần tượng của tôi chắc chắn không đồng tính!". Tiếp theo là một loạt những "bằng chứng" cho thấy thần tượng Kpop của họ không phải người đồng tính. Kpop fan chẳng ưa gì những anti-fan Kpop nhưng cả hai bên lại cùng có một điểm chung: cái nhìn lệch lạc về đồng tính nói riêng và LGBT nói chung.
Một bài viết từng bị "ném đá" vì "dám" nói nhiều thần tượng Kpop "nam tính đầy mình" là đồng tính. Có lẽ trước khi "ném đá", nhiều Kpop fan cũng nên xem lại những sao nam đồng tính như Wentworth Miller hay Matt Bomer thì nữ tính chỗ nào?
Trong thời buổi Internet phát triển, mặc dù vẫn có vô số những thông tin lệch lạc về LGBT được đăng tải hàng ngày, ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính xác từ những website uy tín nhằm có cái nhìn đúng đắn về LGBT. Tuy nhiên phần lớn Kpop fan vẫn từ chối làm việc này và dành thời gian đó cho việc giải thích với các anti-fan Kpop rằng thần tượng của họ không phải đồng tính đâu.
Còn nhớ cách đây không lâu có một bài viết được cho là những lời chia sẻ từ một người từng làm stylist lâu năm, có cơ hội cộng tác với nhiều idolgroup tên tuổi trong Kpop. Nhân vật giấu tên này đã tiết lộ nhiều bí mật hậu trường của các nhóm nhạc Hàn Quốc mà đáng chú ý nhất trong số đó chính là thông tin về xu hướng tính dục của từng thành viên, điều mà chỉ những người trong giới biết với nhau. Những Kpop fan thuộc LGBT chẳng mấy bất ngờ bởi dựa vào gaydar, họ đã đoán được ít nhiều ai đồng tính, ai chuyển giới khi theo dõi Kpop. Tuy nhiên phần lớn các Kpop fan khác đều "ném đá" kịch liệt bài viết này. Cho rằng người viết sỉ nhục, xúc phạm thần tượng của họ.
Nhìn vào phản ứng của các fan yêu quý, thần tượng Kpop dù có là đồng tính hay chuyển giới cũng chẳng đời nào dám "come out" (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Sao thần tượng Kpop, những người mà nhất cử nhất động đều bị để ý, những người luôn luôn phải bảo vệ hình tượng để lo giữ fan, những người không bao giờ dám làm phật ý fan, những người mà đôi khi không làm gì có lỗi cũng phải... xin lỗi, ai dám "come out" khi nghe fan nói như vậy?
Kết luận
"Mở cửa"? Có "mở cửa" đấy nhưng chỉ đủ để cho những nghệ sỹ LGBT tranh thủ đặc thù phi giới tính trong Kpop hiện nay để thể hiện bản thân ở một mức độ nào đấy mà thôi. Cứ mập mờ, "hững hờ" thì sẽ được chấp nhận, còn đã công khai, rõ ràng thì chắc chắn sẽ bị phản đối.
Fan hoàn toàn có thể quay lưng và ngay cả khi họ không quay lưng thì họ cũng chẳng đủ sức để bảo vệ thần tượng của mình trước cơn bão dư luận. Không tin? Bạn cứ nhìn vào những scandal dính đến sao thần tượng Hàn Quốc từ trước đến nay sẽ rõ. Fan dù có đông, dù có yêu thần tượng cũng chẳng thể ngăn những anti-fan dồn thần tượng của họ vào đường cùng, chẳng thể chặn đứng các "ông lớn" khỏi việc chơi xấu thần tượng của họ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Sau hơn một năm xung đột dai dẳng, Israel và Hezbollah đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt các hành động thù địch đẫm máu tại khu vực biên giới Lebanon-Israel.
Các nhà nghiên cứu tại Viện tiến bộ Khoa học và Kỹ thuật Hàn Quốc (KAIST) đã phát triển một công nghệ chỉnh sửa nguyên tử đơn mang tính đột phá sử dụng "kéo phân tử" chạy bằng năng lượng ánh sáng để thay các nguyên tử oxy thành nitơ trong hợp chất thuốc, đơn giản hóa quá trình phát triển thuốc và tăng cường hiệu quả.
Giới siêu giàu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng phong phú. Elevation Talks, chuỗi sự kiện đầu tư độc đáo do BIDV và Dragon Capital phối hợp tổ chức, ra đời như một diễn đàn kết nối trí tuệ và cơ hội, mang đến không gian trao đổi thông tin thị trường chuyên sâu và chiến lược đầu tư hiệu quả, tương đồng mô hình các câu lạc bộ đầu tư danh tiếng trên thế giới.
Sau khi bị ong đốt, nam thanh niên được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng trạng hôn mê, da niêm tím tái, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ, ngưng tim.
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Khi ngành công nghiệp đang chờ xem Huawei có cải tiến chip cho dòng Mate 70 hay không, gã khổng lồ công nghệ lại nêu bật về hệ điều hành HarmonyOS Next.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang đối mặt với một trong những thách thức chính trị và quân sự lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình khi cân nhắc tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah, lực lượng dân quân Lebanon được Iran hậu thuẫn.