Chiều 29.8, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai: Kết nối để đưa sản phẩm đạt chứng nhận công nghiệp tốt ra tiêu thụ

Hoàng Phúc | 29/08/2023, 21:00

Chiều 29.8, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho biết Đồng Nai hiện sở hữu nhiều nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản với lợi thế cạnh tranh cả trong nước và thị trường xuất khẩu do có diện tích lớn, tổng đàn cao.

Việc mở rộng diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tổng đàn vật nuôi được chứng nhận GAP sẽ góp phần kiểm soát và nâng cao chất lượng, giá trị nông sản; đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và môi trường, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm nhằm phát triển nông nghiệp bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, việc kết nối nối tiêu thụ nông sản vào bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là cơ hội để mở rộng, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định lâu dài cho sản phẩm, giúp các bếp ăn tiếp cận được với nguồn nông sản an toàn, chất lượng và bảo đảm truy xuất nguồn gốc rõ ràng. 

img_2692-lon.jpeg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, ông Trần Lâm Sinh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2.770 ha cây trồng chủ lực, đạt chứng nhận sản xuất an toàn, tăng 717 ha so với năm 2022 (trong đó 12,2 ha đạt chứng nhận hữu cơ). Bên cạnh đó, tỉnh đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; có 125 trang trại và 07 tổ hợp tác (53 hộ thành viên) đã được chứng nhận VietGAP (giấy chứng nhận còn hạn).

Tổng sản lượng thịt được chứng nhận VietGAP là 124.607 tấn, tổng sản lượng trứng gà thương phẩm được chứng nhận VietGAP là 283.166 nghìn quả. Có 5 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản; 7.140 ha nuôi thủy sản nước ngọt, 1.953 ha nuôi thủy sản nước lợ, ngoài ra hiện nay còn có 14 vùng nuôi được chứng nhận VietGAP.

Có 80 doanh nghiệp cung cấp bếp ăn tập thể và suất ăn công nghiệp cho các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong đó có 48 doanh nghiệp có trụ sở tại Đồng Nai, 32 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh lân cận).

img_2730-lon.jpeg
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi thăm quan gian hàng

Tại hội nghị, các đơn vị đã trình bày các tham luận, trong đó, nổi bật là tham luận đến từ đơn vị cấp chứng nhận GAP của Công ty TNHH Công nghệ NHONHO. Các địa phương đã cho biết về thực trạng cũng như giải pháp để phát triển chăn nuôi để đạt chứng nhận GAP tại địa phương.

Như ý kiến của UBND huyện Xuân Lộc khi huyện luôn xác định việc “Phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp bền vững” là tiêu chí hàng đầu của huyện. Để đạt được những mục tiêu đó, huyện đã triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp như tuyên truyền, quy hoạch các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, cũng như hỗ trợ để đưa hộ sản xuất mặt hàng nông sản chủ lực được chứng nhận GAP trên sàn thương mại điện tử...

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho rằng hội nghị đã đạt được mục đích kết nối giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất với tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận GAP, từ đó hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao thu nhập của người sản xuất, chứng minh được ngành nông nghiệp của Đồng Nai có khả năng tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, gia tăng niềm tin của người tiêu dùng. 

Ông Võ Văn Phi đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương chủ động thực hiện các nội dung được giao; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT trong quá trình triển khai chương trình của UBND tỉnh.

img_2801-lon.jpeg
Các đơn vị ký kết hợp tác tiêu thụ sàn phẩm đạt chứng nhận GAP.

Ngoài ra, hội nghị đã diễn ra việc ký kết giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất với tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận GAP với 3 nhóm chính gồm​​ trồng trọt, chăn nuôi và cung cấp thực phẩm cho bếp ăn tập thể.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Nai: Kết nối để đưa sản phẩm đạt chứng nhận công nghiệp tốt ra tiêu thụ