Ngày 24.5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng ký văn bản gửi Bộ GTVT về nội dung tham gia ý kiến phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước – Đồng Nai.

Đồng Nai: Đề xuất phương án tuyến kết nối với đường Vành đai 4 thay vì xây dựng cầu Mã Đà

Trịnh Thể | 24/05/2022, 17:06

Ngày 24.5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng ký văn bản gửi Bộ GTVT về nội dung tham gia ý kiến phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước – Đồng Nai.

Qua xem xét hồ sơ và các cơ quan tham mưu, UBND tỉnh Đồng Nai nhận thấy việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến giao thông qua vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển Thế Giới sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng, các loài động vật quý hiếm, hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ cảnh quan, không phù hợp với chủ trương xuyên suốt về bảo vệ rừng của tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra phương án này sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Đây là tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam Bộ, có hệ sinh thái rừng đa dạng và nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

856876e3-035a-4dfd-a70e-8c1acad4f837.jpeg
Ảnh: Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai

Hiện nay, diện tích rừng tại Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn đang có sự liên kết với nhau và đây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. Khu vực này đang là vùng sống của quần thể voi Châu Á hoang dã (Nội địa). Đây là một trong những loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Số lượng của quần thể voi chỉ còn lại khoảng 20 cá thể.

Bên cạnh đó, khu vực còn là nơi sinh sống của các quần thể bò tót, Voọc chà và chân đen, các loài cu li... Đây cũng là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định của Chính phủ.

Ngoài ra, việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường xuyên khu bảo tồn còn vi phạm quy định pháp lý liên quan đến rừng như Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa.

Ngoài ra, việc xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường xuyên khu bảo tồn còn vi phạm quy định pháp lý liên quan đến rừng như Luật Lâm nghiệp, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa.

Đồng Nai luôn xác định Khu Bảo tồn là tài sản vô giá của khu vực miền Đông Nam Bộ và của cả nước. Từ năm 1997, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên để bảo vệ nguyên vẹn các diện tích rừng tự nhiên hiện có và thực hiện một số giải pháp lâm sinh để làm giàu rừng. Đến nay, rừng của Khu Bảo tồn đã phát triển, nâng cao.

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đều chỉ đạo chú trọng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng.

Khu vực này có 3 di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia: Di tích Trung ương cục Miền Nam, Di tích Khu ủy Miền Đông Nam Bộ, Di tích Địa đạo Suối Linh nên việc xây dựng sẽ làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn 3 di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Đồng thời, khu vực là căn cứ kháng chiến trước đây, là nơi yên nghỉ của hàng nghìn liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Ủy Ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MABVN) cũng có Văn bản kiến nghị không xây dựng cầu Mã Đà vì việc xây dựng đường, cầu và các hạng mục phụ trợ sẽ kéo theo việc hình thành tuyến đường dài hơn 40 km đi xuyên qua vùng lõi của rừng đặc dụng.

Điều này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng tới vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai gây nguy cơ tuyệt chủng một số động vật hoang dã do các phương tiện lưu thông. Đây là các hoạt động vi phạm nghiêm trọng Chiến lược Seville của UNESCO/MAB.

Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai không đồng ý thực hiện phương án xây dựng cầu Mã Đà và làm đường xuyên tâm Khu bảo tồn.

03a860c7-4fac-41a5-b274-95f553f61593.jpeg
Đồng Nai đề xuất phương án kết nối giao thông đường Vành đai 4

UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất làm theo phương án kết nối tuyến ĐT.753 với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng kết nối về đường Vành đai 4 TP.HCM (qua Bình Dương). Tuyến này tận dụng được các tuyến đường theo quy hoạch của tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Cự ly kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 ngắn nhất.

Sau khi đường Vành đai 4 TPHCM được đầu tư hoàn thành thì đây là phương án rất tốt về mặt giao thông để kết nối đến cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam.

Bài liên quan
Bàn tiếp việc xây cầu Mã Đà và đường nối Đồng Nai - Bình Phước
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá lại một số phương án làm đường kết nối Đồng Nai và Bình Phước để Bộ GTVT tổng hợp ý kiến báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đồng Nai: Đề xuất phương án tuyến kết nối với đường Vành đai 4 thay vì xây dựng cầu Mã Đà