Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện, doanh nghiệp luôn được BHXH Việt Nam đề cao sau dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ.

Đóng BHXH có lợi hơn gửi tiết kiệm?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 09/12/2020, 11:29

Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện, doanh nghiệp luôn được BHXH Việt Nam đề cao sau dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ.

Ông Đinh Duy Hùng, Phó trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam) cho biết, dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Các doanh nghiệp bị giảm doanh thu, buộc phải thu hẹp sản xuất - kinh doanh, giảm lao động... người lao động mất, thiếu việc làm, giảm hoặc mất thu nhập..., cuộc sống cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tính đến hết tháng 9 vừa qua, số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,67 triệu người, giảm 102.000 người so với cùng kỳ năm 2019, giảm 533.000 người so với cuối năm 2019.

bhtn2_20201112053107pm(1).jpg

Ông Hùng cho biết mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (hiện nay là 700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (hiện nay là 29.800.000 đồng).

Người tham gia có thể đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH, đại lý thu (bưu điện và UBND xã) hoặc đóng qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát lần thứ 2, Chính phủ đã có Nghị quyết số 105/NQ-CP, trong đó giao BHXH Việt Nam nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng đối với đơn vị và người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trước mắt đến hết tháng 12.2020.

Chia sẻ về thủ tục nhận BHXH một lần, bà Bùi Thị Kim Loan - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), cho biết người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần. Nếu sau 1 năm nghỉ việc, người lao động không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu nhận BHXH một lần thì liên hệ với cơ quan BHXH nơi người lao động cư trú để được giải quyết.

Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm: sổ BHXH, đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của người lao động. "Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện đóng tiếp BHXH cho đủ thời gian tham gia BHXH tối thiểu 20 năm thì đến khi đủ tuổi sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Do đó, nên cân nhắc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để sau này khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện sẽ được cộng dồn thời gian đã tham gia BHXH để hưởng BHXH với mức hưởng cao hơn", bà Loan cho hay.

Trước những so sánh về loại hình BHXH với bảo hiểm thương mại, bà Kim Loan khẳng định: "Chính sách BHXH là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm mọi công dân đều có quyền được hưởng an sinh xã hội, trong đó có quyền lợi hưởng lương hưu khi về già. Có người cho rằng cứ có tiền mang đi gửi tiết kiệm thì sau này sẽ được hưởng lãi suốt đời. Tuy nhiên, nếu có tiền mà tham gia BHXH tự nguyện để tuổi già hưởng lương hưu thì có lợi hơn nhiều".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đóng BHXH có lợi hơn gửi tiết kiệm?