Cuộc họp Đối thoại kinh tế đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ tập trung thảo luận những giải pháp cụ thể trong 5 lĩnh vực.
Nhịp đập khoa học

Đối thoại kinh tế Việt-Mỹ: Định hướng sự hợp tác vào đổi mới sáng tạo, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Tuyết Nhung 26/06/2024 12:30

Cuộc họp Đối thoại kinh tế đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ tập trung thảo luận những giải pháp cụ thể trong 5 lĩnh vực.

Ngày 25.6 (theo giờ địa phương) tại Washington D.C (Mỹ), cuộc họp Đối thoại kinh tế Việt Nam - Mỹ lần thứ nhất đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Jose Fernandez.

anh-dai-dien.png
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Jose Fernandez - Ảnh: BCT

Cuộc họp đối thoại lần này đã tạo ra tiền đề để mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác. Hai bên đồng ý sẽ tổ chức Đối thoại kinh tế đối tác chiến lược toàn diện lần thứ 2 vào năm 2025 tại Hà Nội.

Tại cuộc họp đối thoại, hai bên đã trao đổi thẳng thắn để đưa ra những giải pháp cụ thể trong 5 lĩnh vực: Thiết lập hợp tác xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn; hợp tác về năng lượng và khoáng sản chủ chốt; hợp tác về môi trường kinh doanh; thúc đẩy thu hút và duy trì đầu tư chất lượng cao/kiểm soát xuất khẩu chiến lược; hợp tác hạ tầng công nghệ thông tin chủ chốt và an ninh mạng.

Cuộc họp đối thoại kinh tế giữa 2 nước đã đạt được các kết quả cụ thể, đặc biệt trong các nội dung liên quan đến hệ sinh thái bán dẫn. Hai phía cùng thống nhất các giải pháp cụ thể, làm căn cứ để thúc đẩy việc triển khai. Kết quả đối thoại đã đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước sau khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ về định hướng hợp tác trong các lĩnh vực: đổi mới sáng tạo, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Tại buổi làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại thung lũng Silicon, đối với các hoạt động, dự án đang triển khai tại trung tâm như về đào tạo bán dẫn, đào tạo AI..., Bộ trưởng Dũng đề nghị các thành viên mạng lưới đẩy mạnh kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới, các viện/trường có khả năng hợp tác, cung cấp, chuyển giao các chương trình đào tạo và các đơn vị, tổ chức (đơn vị ươm tạo; quỹ đầu tư; các tổ chức khoa học công nghệ...) có nguồn lực phù hợp có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện những hoạt động này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chia sẻ, hiện nay Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đang đưa vào vận hành cơ sở hoạt động tại Hòa Lạc (rộng gần 20.000m2) với nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác hoạt động tại trung tâm. Bộ trưởng Dũng đề nghị các thành viên của mạng lưới phối hợp với trung tâm kết nối các đối tác công nghệ lớn của Mỹ, quan tâm đến thị trường Việt Nam, có thể thiết lập các đơn vị nghiên cứu, văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất tại NIC Hòa Lạc.

Bộ trưởng Dũng cũng đề nghị mạng lưới tiếp tục kết nối để mở rộng sự tham gia của các thành viên mới, mở rộng tới các chuyên gia, trí thức người Việt và quốc tế để quan tâm, tìm hiểu về thị trường, các cơ hội đầu tư, hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghệ tại Việt Nam nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước.

Tại buổi làm việc với công ty ARM, Marvell tại thung lũng Silicon và Tập đoàn Google, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị ARM nghiên cứu, sớm có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam, hợp tác với Việt Nam trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, ARM sớm mở văn phòng đại diện, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác nghiên cứu và giới thiệu công nghệ mới.

Đồng thời, Bộ trưởng Dũng đề nghị ARM phối hợp với NIC để hỗ trợ 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo thiết kế chip, tổ chức khóa đào tạo giảng viên (Train the Trainer) để đào tạo cho các giảng viên; hỗ trợ bản quyền phần mềm của ARM để phục vụ đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam; phát triển phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung phục vụ đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế chip; hỗ trợ cho các startup của Việt Nam phát triển thiết kế chip sử dụng công nghệ, sở hữu trí tuệ của ARM.

Bài liên quan
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn mở lại đối thoại kinh tế Trung-Mỹ
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16.1 đã kêu gọi mở lại những cuộc đối thoại để cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối thoại kinh tế Việt-Mỹ: Định hướng sự hợp tác vào đổi mới sáng tạo, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo