Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16.1 đã kêu gọi mở lại những cuộc đối thoại để cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn mở lại đối thoại kinh tế Trung-Mỹ

Cẩm Bình | 17/01/2018, 12:32

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16.1 đã kêu gọi mở lại những cuộc đối thoại để cải thiện quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Thông qua cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo Trung-Mỹ trong năm 2018, ông Tập Cận Bình nói rằng hai bên cần thực hiện những biện pháp mang tính xây dựng để mở cửa thị trường của nhau, cũng như mở rộng hợp tác để giải quyết những vấn đề kinh tế và thương mại.

Đối thoại kinh tế mà Chủ tịch Trung Quốc đề cập chính là Đối thoại kinh tế toàn diện (CED), một trong 4cơ chế đối thoại nhằm mục đích cải thiện quan hệ song phương mà hai bên vào tháng 4.2017 đã nhất trí tiến hành. CED đầu tiên đã diễn ra vào tháng 7.2017, nhưng sau lần đối thoại này thì Washington tuyên bố hoãn thực hiện cơ chế ấy vì thấy không có tiến triển gì từ phía Bắc Kinh.

Tình hình còn căng thẳng hơn khi Trung Quốc ngày 12.1 thông báo thặng dư thương mại của nước này với Mỹ năm 2017 đạt mức kỷlục là 275,8 tỉUSD. Đây không phải là kết quả mà Tổng thống D.Trump, người luôn chủ trương giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc, mong muốn. CED bị trì hoãn làm cho nghi ngại quan hệ kinh tế Mỹ-Trung bế tắc gia tăng.

Trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi: “Trung Quốc và Mỹ nên duy trì trao đổi ở tất cả các cấp, tận dụng tối đa 4 cơ chế đối thoại cấp cao và tổ chức vòng đối thoại thứ 2khi thích hợp”.

Ngoài kêu gọi mở lại CED, ông Tập Cận Bình cũng nhận xét khá lạc quan rằng Trung Quốc và Mỹ đã có những tiến bộ trong duy trì ổn định quan hệ song phương năm 2017, tình hình bán đảo Triều Tiên có “chuyển biến tích cực” và kêu gọi phải có nỗ lực chung để tạo điều kiện nối lại đối thoại.

Sau cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi hai nước giải quyết thỏa đáng những khác biệt. Theo Bộ Ngoại giao: “Không có gì ngạc nhiên khi Trung-Mỹ có xung đột và đối đầu. Quan trọng là làm thế nào xử lý ổn thỏa mà không ảnh hưởng đến tổng thể hợp tác thương mại và kinh tế song phương”.

Mặc dù Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 11.2017 đã kývới Trung Quốc hàng loạt thỏa thuận thương mại với tổng giá trị lên đến 250 tỉUSD, nhưng điều này không khiến Washington từ bỏ cân nhắc triển khai những biện pháp trừng phạt kinh tế với Bắc Kinh.

Trong chiến lược an ninh quốc gia mới, ông D.Trump xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh. Mỹ hiện đã ngăn cản không cho các công ty Trung Quốc mua lại doanh nghiệp công nghệ Mỹ cũng như cấm tham gia vào thị trường viễn thông nước này. Sắp tới, có thể Washington sẽ áp thuế cao hơn với nhôm và thép Trung Quốc.

Theo ông Vương Nghĩa Quỳ, giáo sư về quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân, thương mại song phương Trung-Mỹ sẽ là vấn đề rất phiền phức trong năm 2018 vì Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu công kích của Mỹ. Ông Vương cho biết: “Ý nghĩ rằng Trung Quốc đang tạo ra thách thức toàn diện cho Mỹ, từ công nghệ cốt lõi đến vũ khí quân sự, từ mạng internet tới tiền tệ, đã ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của ông D.Trump”.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn mở lại đối thoại kinh tế Trung-Mỹ