Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.

Đời sống giáo viên tại TP.HCM không tệ!

Một Thế Giới | 02/01/2016, 05:09

Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.

Thưa ông, thời gian qua có nhiều đổi mới trong ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), việc đổi mới không tránh khỏi những vướng mắc, vậy ngành GD-ĐT TP có nắm bắt tâm tư của giáo viên để có những kiến nghị, đề xuất phù hợp?
Ông Phạm Ngọc Thanh: Sở có phòng chuyên môn lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên. Có những bộ phận đến từng trường dự giờ để biết những vướng mắc của thầy cô, từ đó có đề xuất, kiến nghị với Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, theo tôi, đổi mới là một quá trình bao gồm nhận thức, điều kiện, năng lực, động lực. Có khi có giáo viên được bồi dưỡng dư sức làm nhưng không có động lực thì lúc có hiệu trưởng giám sát thì làm còn không có hiệu trưởng thì không làm.
Động lực ở đây có phải là thu nhập và cơ hội thăng tiến?
Động lực có hai dạng, động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong có thể là lời khen, lời động viên của hiệu trưởng; môi trường giáo dục được sáng tạo, ở đó không có nói xấu nhau; là tấm lòng yêu thương học trò, yêu nghề giáo. Lương và cơ hội thăng tiến chỉ là một thứ trong rất nhiều động lực mà giáo viên cần.
Thực tế hiện nay là nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa ổn, ngại đổi mới. Điều kiện, năng lực của giáo viên chưa như yêu cầu do giáo viên được đào tạo kiểu cũ, không thể ngày một ngày hai từ “bà già” thành “bà tiên”. Việc học 2 buổi hiện nay cũng là lý do khiến việc đổi mới gặp khó khăn nhưng ngành GD-ĐT TP.HCM vẫn đặt niềm tin vào giáo viên. Cứ quyết liệt đòi giáo viên đạt chuẩn nhưng tôi không tin là họ đạt được ngay nhưng vẫn cần phải quyết liệt thế để họ cố gắng. Rồi lớp trẻ ngay sau lấn thêm một tí thì dần dần sẽ ổn.
Có ý kiến cho rằng cùng là giáo viên nhưng có người có thu nhập “khủng” do dạy thêm, có giáo viên hưởng lương bèo bọt do là giáo viên môn phụ. Thực tế ra sao?
TP.HCM là địa phương dành rất nhiều ưu đãi cho giáo dục. Chẳng hạn, mầm non thì có Nghị quyết 01 của HĐND TP; đối với những môn mà xu thế xã hội ít coi trọng như giáo viên dạy giáo dục công dân, thể dục thì cũng đều được ngành GD-ĐT tham mưu để có những chế độ phù hợp. Ví dụ như kiêm nhiệm thêm công tác pháp chế, dạy thêm ở trung tâm thể dục thể thao thì mỗi tháng đều được tăng thu nhập. Nói dạy thêm thì không chính xác lắm nhưng tôi không phủ nhận có một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy. Nhưng nhìn chung, đời sống giáo viên tại TP.HCM không tệ, nếu có thấp thì chỉ là những bộ phận mà như dư luận vừa phản ánh, như đội ngũ lao công, bảo vệ, cấp dưỡng cũng hoạt động trong ngành giáo dục nhưng quả thật thu nhập của họ rất thấp.
Thu nhập không tệ, đó có phải là lý do TP.HCM luôn hấp dẫn sinh viên sư phạm ở lại tìm việc. Vậy nhu cầu thực sự ngành sư phạm hiện nay tại TP ra sao?
Nhu cầu giáo viên hằng năm sẽ được tính theo số phòng học tăng bao nhiêu. Lấy ví dụ, với tốc độ TP đầu tư xây trường, mỗi năm tăng từ 1.500 phòng học thì số giáo viên cũng từ đó tăng lên. Hiện nay, tính cả nhu cầu mới và bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu, mỗi năm TP cần 4.000 giáo viên. Thế nhưng, con số lại không đồng đều giữa các bậc học. Ví dụ, có cấp học số hồ sơ nộp rất lớn nhưng tuyển rất ít như bậc THPT vì phần lớn sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm đều thích dạy cấp III.
Riêng bậc học mầm non, độ tăng hơi đột biến một chút do dân nhập cư, do chính sách ưu đãi giáo dục của TP nhưng mỗi năm, các trường trung cấp tại TP đào tạo mầm non rất nhiều, mỗi năm ra trường khối mầm non cũng đã dư sức đáp ứng nhu cầu nhân lực mầm non của TP.
Cái khó hiện nay là không có một quy hoạch tổng thể các địa phương lân cận như thế nào. Các trường đào tạo người trong cả nước nhưng TP tuyển dụng theo hộ khẩu. Thế nên, xét tổng thể là thừa giáo viên rất lớn.
Cần có nhiều trung tâm dự báo nguồn nhân lực
Trước tình trạng các trường sư phạm cắt giảm chỉ tiêu đào tạo khối ngành sư phạm, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng vẫn phải có bài toán chung, phối hợp nhiều bộ ngành, có trung tâm dự báo nguồn nhân lực cả khu vực thì mới biết trường nào dư, trường nào cần tuyển sinh thêm. Nếu quyết tâm đầu tư thì trung tâm không chỉ dự báo cho thành phố mà các vùng, cả nước cũng nên có một vài trung tâm dự báo nguồn nhân lực vì một địa phương không thể tồn tại riêng rẽ, độc lập mà trong tổng thể. Đơn cử như theo thống kê, riêng các trường trung cấp tại TP.HCM mỗi năm đã cho ra 4.000 giáo viên mầm non. Như thế, TP.HCM hoàn toàn không thiếu giáo viên nhưng lại không biết các địa phương khác nhu cầu bao nhiêu để có quy hoạch cho phù hợp.
Đặng Trinh - Người lao động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27.11.2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đời sống giáo viên tại TP.HCM không tệ!