Đối với Việt Nam, đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ có tác động quan trọng cho nền kinh tế. Đã có những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam phát triển được năng lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến.

Đổi mới, sáng tạo: Cần nhiều doanh nghiệp bứt phá như THACO, Vinamilk, Viettel

Thu Anh | 13/10/2021, 09:59

Đối với Việt Nam, đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ có tác động quan trọng cho nền kinh tế. Đã có những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam phát triển được năng lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến.

Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng

Thông qua việc nghiên cứu “Dự án Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đóng góp cuả công nghệ vào tăng trưởng kinh tế” đã cho thấy nỗ lực đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, đóng góp 3,25% vào tăng trưởng sản lượng trung bình hàng năm trên lao động giai đoạn 2015 - 2019 (lớn hơn cả yếu tố về thâm dụng vốn).

Do vậy, tương tự như các quốc gia đang phát triển khác, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có cái nhìn đúng về mô hình phát triển công nghệ phù hợp, nhằm đưa ra định hướng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng cần có. Đặc biệt, tận dụng triệt để các kênh đổi mới công nghệ, tạo cú hích về tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.

doi-moi-sang-tao-cong-nghe-co-tac-dong-quan-trong-cho-nen-kinh-te.png
Đổi mới công nghệ đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam - Ảnh: Internet

Báo cáo trên đi sâu đánh giá tác động, mức độ, khả năng cũng như nhu cầu về đổi mới và sáng tạo công nghệ theo các ngành/lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Theo đó, từ năm 2015, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu cho thấy Việt Nam vẫn còn chậm trong việc tiếp nhận công nghệ khi so sánh với các nước có cùng mức thu nhập.

Nhưng có một số ít các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam đã phát triển được năng lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến. Những năng lực và kỹ năng này đến từ việc cải tiến và thích ứng các công nghệ nhập khẩu cho phù hợp bối cảnh Việt Nam, điển hình như THACO và Vinamilk.

Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp đã tự cải tiến công nghệ thông qua việc thiết kế và tạo ra những công nghệ phức tạp hơn có thể bán ra quốc tế như Viettel, Vicostone.

Ngoài ra, vai trò của R&D ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các chuyên gia nhận định, cùng với sự tiến bộ và tích lũy công nghệ, các doanh nghiệp nên chuyển dần từ dựa vào ứng dụng, đổi mới công nghệ sang theo đuổi R&D độc lập để đạt được sự phát triển bền vững và ổn định.

Kinh nghiệm từ các nước phát triển

Trọng tâm của mỗi quốc gia trong phát triển công nghệ là khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Theo TS. Nguyễn Trường Phi (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ), Hàn Quốc là một trong các quốc gia phát triển trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghệ, Hàn Quốc đã tăng cường tiếp thu các công nghệ “trọn gói” từ nước ngoài để phát triển sản phẩm tiêu chuẩn thông qua giải mã công nghệ (bắt chước), dịch chuyển lao động nhờ liên kết sản xuất với các doanh nghiệp đa quốc gia (MNCs), đồng thời tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước, thành lập các viện nghiên cứu của Chính phủ.

1.-han-quoc-but-pha-nho-dau-tu-cho-kh-cn.jpg
Hàn Quốc bứt phá nhờ đầu tư cho KH-CN - Ảnh: Bộ KH-CN

Sau khi làm chủ được quá trình giải mã và nhận thấy những hạn chế trong ứng dụng công nghệ nước ngoài, Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang các công nghệ thâm dụng tri thức hơn, thông qua phát triển năng lực tự chủ bằng cách tăng cường các phương thức chuyển giao qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cấp phép nước ngoài.

Trong nhiều thập kỷ, chuyển giao công nghệ nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở tri thức và phát triển công nghệ của Hàn Quốc. Quốc gia này đã nắm bắt thành công tỷ lệ lợi nhuận cao từ các hoạt động R&D thông qua việc bắt chước và đổi mới công nghệ.

Cụ thể, khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực R&D. Tỷ lệ R&D tư nhân tăng từ 2% (năm 1963) lên hơn 80% (năm 1994), thuộc hàng cao nhất thế giới…

Đối với Trung Quốc, TS. Nguyễn Trường Phi đã trích dẫn số liệu từ “Báo cáo khoa học 2021” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) mới đây. Theo đó, Trung Quốc là một trong những nước đầu tư mạnh nhất cho KH-CN trên thế giới. Tỷ lệ phần trăm đầu tư cho nghiên cứu KH-CN trên tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình toàn thế giới đã tăng từ 1,73% (năm 2014) lên 1,97% (năm 2018).

Trong đó, đầu tư cho KH-CN của nước này chiếm gần 1/4 của toàn thế giới (24,5%), con số này vào năm 2014 là 21,2%. Trung Quốc không chỉ chiếm 25% nhân sự R&D của thế giới mà còn xếp thứ hai thế giới về những ứng dụng sáng chế quốc tế trong năm 2018 (53.981), chỉ xếp sau Mỹ (55.981).

Hiện nay, Trung Quốc đã đặt ra các kế hoạch chiến lược trung và dài hạn về phát triển KH-CN nhằm đạt được 3 mục tiêu chiến lược, bao gồm: Tạo ra một nền kinh tế dựa trên đổi mới thông qua phát triển các năng lực đổi mới trong nước; Phát triển và tăng cường khả năng đổi mới của các doanh nghiệp Trung Quốc; Các bước đột phá phải đạt được trong các lĩnh vực phát triển chiến lược và nghiên cứu cơ bản.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo TS. Nguyễn Trường Phi, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phát triển một gói chính sách mới gồm 4 nhóm. Nhóm 1, tăng cường các gói tài trợ cho hoạt động R&D từ ngân sách nhà nước và các chính sách ưu đãi thuế rộng rãi cho hoạt động KH-CN….

Nhóm 2, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua các khuôn khổ thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tích cực tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ như xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động R&D.

Nhóm 3, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực KH-CN thông qua đào tạo các nhà lãnh đạo, nhân tài KH-CN toàn cầu. Nhóm 4, cải thiện việc quản lý hoạt động R&D của nhà nước bằng cách đưa ra hệ thống đánh giá mới và tăng cường phối hợp trong hệ thống chính sách.

Bài liên quan
Smart City, công nghệ bất động sản còn nhiều đất cho các startup khai phá
Lĩnh vực đô thị thông minh và công nghệ bất động sản ở nước ta được cho là có nhiều đất cho các startup phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới, sáng tạo: Cần nhiều doanh nghiệp bứt phá như THACO, Vinamilk, Viettel