Sau khi bị kỳ thị tại bệnh viện trong quá trình chăm sóc đứa con đầu lòng vào 9 năm trước, đôi đồng tính nữ Cari Searcy và Kim McKeand tại tiểu bang Alabama đã quyết định đứng lên chống lại những luật lệ cổ hũ đó. Sau cùng, họ đã thành công.

Đôi đồng tính nữ thay đổi cuộc sống của hàng ngàn gia đình LGBT

Một Thế Giới | 15/08/2015, 16:57

Sau khi bị kỳ thị tại bệnh viện trong quá trình chăm sóc đứa con đầu lòng vào 9 năm trước, đôi đồng tính nữ Cari Searcy và Kim McKeand tại tiểu bang Alabama đã quyết định đứng lên chống lại những luật lệ cổ hũ đó. Sau cùng, họ đã thành công.

Cari Searcy và Kim McKeand ở Mobile, tiểu bang Alabama, đã cùng nhau trải qua một cơn ác mộng khủng khiếp. Hai người đã ngồi bên giường bệnh của đứa con mới chào đời của mình và nhìn sinh linh bé bỏng phải tranh đấu với cái chết. Đứa bé mất dần trọng lượng và cần phải được truyền dinh dưỡng để sinh tồn trong khi chờ đợi ca phẫu thuật tim diễn ra vào 2 tuần tới.
Khi ấy, Kim - người mẹ ruột của đứa bé, đau đớn đến mức không thể gắn ống truyền dịch. Cô bị nhiều y tá kỳ thị và phản đối đến độ mất hết tâm trí. Chính vì thế, Cari quyết định thay thế. Tuy nhiên, cả hai đều là phụ nữ và sinh sống tại một tiểu bang còn lạc hậu trong luật lệ hôn nhân và gia đình cho nên yêu cầu của Cari bị từ chối. Họ nói với cô rằng: "Cô không phải là mẹ của đứa bé".
Ban đầu họ rất ngạc nhiên nhưng dần chuyển sang giận dữ. Sau đó, họ quyết định chiến đấu chống lại những luật lệ cổ hủ đó và thành công.
Dong tinh nu, gia dinh dong tinh, LGBT
Câu chuyện của Kim và Cari bắt đầu như nhiều câu chuyện thường thấy. Cả hai lớn lên ở những thị trấn nhỏ miền Đông tiểu bang Texas, gặp nhau tại trường đại học, rồi yêu nhau và quyết định cùng nhau xây dựng gia đình. Sau một lần viếng thăm, họ quyết định cùng nhau mua nhà và đến sinh sống tại Mobile.
Kim muốn là người mẹ đẻ và cô thích việc mang thai còn Cari thì nói: "Tôi luôn muốn làm mẹ, nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi việc mình mang thai. Nên chuyện chúng tôi kể ra cũng hoàn hảo".
Vào tháng 12 năm 2005, con trai Khaya của họ ra đời nhưng các bác sĩ ngay lập tức phát hiện ra một lỗ hỏng trong tim cậu bé. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua phẫu thuật nhưng việc này phải đợi đến lúc cậu bé được ba tháng tuổi.
"Khi Khaya được hai tháng tuổi, thằng bé ngừng tăng cân. Thằng bé phải nằm viện và bác sĩ nói rằng tim của thằng bé đã làm việc quá mức và thằng bé lại không nhận đủ chất dinh dưỡng. Họ bảo Kim ngừng cho Khaya bú sữa mẹ và bày ra chế độ dinh dưỡng mới cho thằng bé nhưng nó vẫn tiếp tụt bị sụt ký. Do vậy, chỉ còn mỗi cách là truyền dịch", Cari kể lại.
Trước khi Khaya được về nhà, mẹ của cậu bé phải biết cách nối hay tháo gỡ và làm sạch các ống truyền.
"Khi ấy Kim đang rất đau khổ và càng ngày càng khó chịu hơn khi họ ép cô làm điều ấy. Tôi yêu cầu họ bày cho tôi cách làm nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Một người y tá chống tay và hông và hỏi tôi: Cô có phải là mẹ hợp pháp không? Cô có giấy tờ pháp lý không? Khi tôi trả lời là không, họ bảo họ không thể chỉ tôi bởi vì tôi không phải là mẹ của thằng bé. Đó là khi tôi bắt đầu nổi nóng", Cari kể lại.
May mắn rằng nhờ có sự giúp đỡ của bác sĩ tim của Khaya mà Cari đã học được cách truyền dịch. "Cô ấy là một thiên thần", Cari nói.
Dong tinh nu, gia dinh dong tinh, LGBT
Cũng chính lúc ấy, Cari nhận ra rằng mình hoàn toàn không hề có nghĩa vụ hay vai trò pháp lý gì đối với cuộc sống của Khaya hay của Kim. Mặc cho những năm tháng cùng nhau sinh sống, mặc cho ngôi nhà và gia đình chung, cô vẫn là số "0" tròn trĩnh trong mối quan hệ này.
"Tôi chắc rằng người dị tính không hề bị nhân viên bệnh viện hỏi về giấy tờ. Không ai bị hỏi về giấy đăng ký kết hôn hay giấy nhận nuôi con, họ vẫn tin rằng người đó là cha mẹ hay là bạn đời của người còn lại", Cari nói. "Điều này khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của giấy tờ, và trong tuần sau đó, tôi đã làm việc với luật sư để bắt đầu quá trình nhận nuôi Khaya. Chúng tôi nghĩ rằng chuyện này sẽ đơn giản, cứ làm là xong. Nhưng, chúng tôi đã sai!".
Lần đầu quá trình nhận nuôi của Cari bị từ chối là vào năm 2006. Tiếp theo đó là hai lần khác, một lần liên quan đến tòa án hạt Mobile và một lần lại liên quan đến vụ kiện tụng vào năm 2014 nhằm gỡ bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới ở tiểu bang Alabama. Vụ việc của họ, bằng cách nào đó, đã dính liền với yêu cầu đòi quyền hôn nhân bình đẳng tại tiểu bang này.
"Cách duy nhất tôi có thể nhận nuôi con là chứng minh luật hôn nhân của bang trái với hiến pháp. Chúng tôi biết cơ hội của mình nhiều hơn tòa án lên bang bởi chuyện tôi không thể nhân nuôi con mình là hoàn toàn vô lý", Cari nói.
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía - người đồng tính, dị tính, độc thân hay đã có gia đình nhưng họ lại không nhận được sự đồng tình từ phía cộng đồng làm luật LGBT.
"Họ bảo chúng tôi không nên đặt nặng vấn đề này vì nó sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên khắp nước. Nhưng con trai chúng tôi ngày càng lớn hơn và tôi vẫn không phải là mẹ hợp pháp của nó. Tôi biết mình phải làm gì đó", Cari kể lại.
Chiến thắng đến với họ vào tháng 1 năm nay khi luật của Alabama bị hủy bỏ trong quá trì chờ đợi phán quyết của Tòa án Tối cao về hôn nhân đồng giới.
"Thẩm phán Don Davis từ chối hoàn tất thủ tục nhận nuôi con của chúng tôi để chờ đợi quyết định của Tòa án Tối cao mặc dù chúng tôi đã thắng phiên tòa trước đó và luật pháp không còn gì có thể cản trở chúng tôi. Do vậy, vào tháng 3, chúng tôi khởi kiện Thẩm phán Davis. Ông nhanh chóng rút chân và đưa vụ việc cho một thẩm phán khác thụ lý", Cari nói.
Sau khi Tòa án Tối cao hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, quan hệ của Kim và Cari cũng được công nhận. Vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, Cari cũng chính thức được công nhận là mẹ hợp pháp của Khaya.
"Điều này thật tuyệt vời. Khi nghe thẩm phám Reid nói rằng đứa trẻ tốt nhất nên có hai người mẹ hợp pháp, tôi không thể tin được đó là sự thật. Tôi đã bật khóc vì cảm động. Lời nói của ông đã khẳng định điều mà chúng tôi đã biết từ lâu: rằng tôi đã và đang là mẹ của Khaya trong suốt cuộc đời của thằng bé. Thật tuyệt vời khi đứng trước một thẩm phán nhìn chúng tôi như ông nhìn những người khác", Cari chia sẻ.
Dong tinh nu, gia dinh dong tinh, LGBT
Trong suốt 9 năm đòi quyền làm mẹ, Cari và Kim đã hết sức bảo vệ Khaya khỏi báo giới nhưng sau buổi phán quyết trên, họ đã cho cậu bé xuất hiện.
"Thằng bé nghĩ chuyện này thật tuyệt", Cari nói. "Chuyện này cũng không quan trọng gì mất đối với thằng bé, nhưng khi thấy tận mắt chuyện vào thứ 6 hôm đó, thằng bé biết được cuộc sống của nhiều người sẽ thay đổi là vì thằng bé".
Hiện giờ, gia đình Kim và Cari đang mong muốn nhận thêm một hoặc hai người con nữa. Họ đã liên lạc với nhiều công ty dịch vụ và Khaya cũng sẵn sàng có thêm anh chị em.
"Thật tuyệt vời khi thấy con chúng tôi làm nên lịch sử. Vụ kiện của chúng tôi đã giúp hàng ngàn gia đình khác trên khắp đất nước. Nó cũng khiến chúng tôi thêm tự hào về Alabama. Chúng tôi rất thích khi nghe Khaya nói với bạn mình rằng Chúng tôi đã góp phần làm thay đổi thế giới . Thằng bé vô cùng tự hào. Và chúng tôi cũng vậy", Cari nói.
Toàn Tăng (Theo Huffington Post)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đôi đồng tính nữ thay đổi cuộc sống của hàng ngàn gia đình LGBT