12 Quốc gia vừa kết thúc thành công quá trình đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định được xem là mang tính chiến lược của thế kỷ XXI này đang có những bước hoàn tất sau đàm phán để đi đến quá trình thực thi. Dù TPP mang lại cơ hội lớn cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải đối mặt. Và nếu không có sự chuẩn bị tốt, Việt Nam có thể bị thua ngay trên sân nhà.

Doanh nghiệp Việt đón cơ hội & thách thức từ sóng TPP

Một Thế Giới | 23/10/2015, 11:14

12 Quốc gia vừa kết thúc thành công quá trình đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định được xem là mang tính chiến lược của thế kỷ XXI này đang có những bước hoàn tất sau đàm phán để đi đến quá trình thực thi. Dù TPP mang lại cơ hội lớn cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải đối mặt. Và nếu không có sự chuẩn bị tốt, Việt Nam có thể bị thua ngay trên sân nhà.

Kẻ dậm chân, người chủ động đóng sóng TPP
Bên cạnh các hiệp định thương mại quốc tế giữa các nước thì TPP được đánh giá là sẽ tạo ra bộ quy tắc chung, tiêu chuẩn mới cho thương mại các quốc gia. TPP sau khi hoàn tất sẽ bao trùm 40% nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 8-10%. 
Chính vì vậy, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam muốn hòa nhập vào sân chơi lành mạnh này thì mỗi doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân cần biết tuân thủ luật chơi, chơi đẹp, chơi tốt mới có thể sống khỏe. Tuy vậy, không ít các doanh nghiệp vẫn còn khá mù mờ về TPP, trong khi đó khó khăn và thách thức đã như “nước đến chân” mà doanh nghiệp vẫn chưa chịu… nhảy.
Khi phỏng vấn một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ về sự chuẩn bị để đón làn sóng thương mại từ TPP, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết về những tác động của hiệp định này. Do đó, kế hoạch kinh doanh dường như vẫn nằm trong “kịch bản cũ” chứ chưa có một động tác nào mang tính đột phá. Dệt may, da giày, sản xuất nông nghiệp là những ngành thế mạnh của nước ta và chịu ảnh hưởng lớn từ TPP.
Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, TPP đã mang lại tín hiệu tốt cho ngành dệt may, bằng chứng là cổ phiếu của một số công ty dệt may trong nước tăng mạnh. Theo đại diện một doanh nghiệp về da giày trong nước: “Để được hưởng thuế suất 0% thì hàng hóa của Việt Nam phải chứng minh được nguồn nguyên liệu đạt trên 60% tỉ lệ nội địa. Hiện nay, phần lớn các ngành sản xuất của nước ta nhập nguyên phụ liệu từ các nước khác. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay quanh bài toán về vốn đầu tư. Trong khi đó, sau TPP hàng hóa của các nước sẽ tràn ngập thị trường trong nước với giá có thể rẻ hơn, chất lượng cao hơn. Nếu mỗi doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề này thì sẽ càng rơi vào tình trạng lao đao trước các doanh nghiệp ngoại”.
Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường cho biết: “Việt Nam xuất phát điểm rất thấp, còn nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất hàng hóa nên không thể ngay một lúc áp dụng tỉ lệ nội địa hóa sản xuất như các quốc gia”. 
Theo ông Trường, nhà sản xuất, nhà hoạch định luôn xác định con đường đi để tỉ lệ nội địa của Việt Nam cao hơn. Được biết, nhận thấy cơ hội lớn từ TPP, Vinatex đã có sự chuẩn bị trước đó rất lâu. Tập đoàn đã liên doanh với một số công ty nước ngoài tạo nguồn vốn đầu tư lớn cho xây dựng vùng nguyên phụ liệu; nhiều dự án sợi, dệt, nhuộm cũng đi vào hoạt động theo chuỗi dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm.
Doanh nghiep Viet don co hoi & thach thuc tu song TPP-hinh-anh-1
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, dệt may sẽ được hưởng lợi lớn từ TPP. Khi Việt Nam là thành viên của sân chơi thương mại này, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho dệt may đạt được sự tăng trưởng nhanh. Thực tế, ngành sản xuất này đang đóng góp rất lớn vào nền kinh tế.
Doanh nghiệp gồng mình trước khó khăn
Nhiều doanh nghiệp về chăn nuôi, nông sản, thủy sản lo lắng khi Việt Nam nằm trong 12 nước tham gia TPP. Vài doanh nghiệp cho rằng, họ đang phải gồng mình lên rất nhiều không phải chỉ khi sắp đối mặt với những thách thức từ TPP mà vốn đã có những khó khăn từ trước đó về vốn, đầu ra, chất lượng sản phẩm, giá cả… 
Các doanh nghiệp chuyên cung ứng sản phẩm từ nông nghiệp như lúa gạo, rau củ quả, cà phê, hạt điều… cũng đưa ra những băn khoăn, lo lắng trước làn sóng thương mại từ TPP. Những lo lắng ấy là có cơ sở vì ngành nông nghiệp của nước ta nói chung vẫn đang ở trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và chưa có nhiều sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chăn nuôi như VISSAN, Ba Huân… cũng bày tỏ quan ngại trước tình trạng thực phẩm từ các nước như Mỹ, Úc tràn vào Việt Nam với giá rẻ, áp đảo thực phẩm trong nước. Khi mà TPP có hiệu lực thì doanh nghiệp sẽ càng điêu đứng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo TS. Lê Đăng Doanh, trong lĩnh vực trồng trọt, một số ngành như lúa gạo, cà phê… sẽ có tín hiệu vui về xuất khẩu. Gạo Việt Nam sẽ có cơ hội lớn từ TPP, bởi hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Ấn Độ chưa tham gia vào sân chơi thương mại này. Bên cạnh đó, thuế xuất khẩu gạo cũng sẽ giảm xuống còn 0%. 
Để tận dụng cơ hội lớn như vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chiến lược của doanh nghiệp trong nước là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là vấn đề cốt lõi mà tự thân mỗi doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng tiêu chuẩn về hàng hóa, sản phẩm được quy định trong TPP. Thực sự, nếu không có chiến lược này thì hàng hóa không chỉ yếu ớt trong xuất khẩu mà còn bị hàng hóa của các nước chiếm ưu thế. 
Đơn giản, theo lộ trình giảm thuế suất, hàng hóa các nước sang nước ta sẽ có mức giá thấp hơn do không phải chịu thuế hoặc thuế rất thấp, chất lượng đảm bảo hơn, chưa kể tới tư tưởng sính ngoại tồn tại ở một bộ phận người tiêu dùng.
Về tác động của TPP, theo bộ phận nghiên cứu Ngân hàng HSBC đánh giá: “Việc tích cực mở rộng thị trường thông qua cải cách chính sách thương mại theo quy mô lớn như vậy có thể thúc đẩy tăng trưởng theo một phương thức hòa hợp (bao hàm ý nghĩa về những hiệu ứng năng động). 
Việc mở rộng thị trường có thể đem lại cơ hội về kinh tế dựa trên quy mô và chuyên môn hóa. Việc tiếp cận các nguyên liệu đầu vào cạnh tranh có thể giúp các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn, trong khi việc mở rộng thị trường sẽ đặt họ vào cuộc cạnh tranh lớn hơn nữa. Kết quả là sự đổi mới và năng suất được cải thiện”.
Hải Anh/ Duyên dáng Việt Nam
>> TP.HCM sắp mở 2 tuyến đường thủy để giảm kẹt xe đường bộ
>> Ngắm dinh cơ mới của tỷ phú ve chai sau khi nhận 5 triệu yen
>> Ngậm cả nước thải để chứng minh dù không trong nhưng vẫn sạch
>> Nga tốn 4 triệu USD/ngày cho việc không kích IS ở Syria
>> Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan không chấp nhận lời xin lỗi của Phan Huyền Thư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp Việt đón cơ hội & thách thức từ sóng TPP