Nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập, nhưng doanh nghiệp tư nhân đang hết sức "cô đơn". Đó là nghịch lý được ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI đưa ra trong “Diễn đàn doanh nghiệp thường niên năm 2015” vào ngày 1.12.

Doanh nghiệp tư nhân đang hết sức “cô đơn“

Một Thế Giới | 01/12/2015, 17:59

Nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập, nhưng doanh nghiệp tư nhân đang hết sức "cô đơn". Đó là nghịch lý được ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI đưa ra trong “Diễn đàn doanh nghiệp thường niên năm 2015” vào ngày 1.12.

Doanh nghiệp tư nhân “cô đơn”, nhỏ dần

Phát biểu tại diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong thời gian qua, cải cách thể chế có nhiều tiến triển nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, điển hình là nghịch lý tồn tại bao lâu nay, đó là doanh nghiệp nào làm ăn càng thành công, quy mô càng lớn thì càng bị để ý, thanh tra, kiểm tra càng nhiều và chi phí cho thủ tục hành chính càng cao.

“Nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập nhưng doanh nghiệp tư nhân đang hết sức “cô đơn”” – ông Lộc nhấn mạnh.

Theo ông Lộc, nền kinh tế Việt Nam cũng đang yếu kém về thiết chế pháp lý, thường xuyên hình sự hóa các quan hệ kinh tế, công tác giáo dục nghề nghiệp yếu kém, không được chú trọng. Trong khi, đây là chìa khóa để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, ông Lộc cũng cho hay, sự phối hợp và tính đồng bộ giữa các bộ ngành, địa phương và các cấp hành chính vẫn chưa đạt yêu cầu. Đây là một trong những điểm nghẽn cần được giải tỏa nhanh chóng.
doanh nghiep, thanh cong, thanh tra, kiem tra, VBF, hoi thao
 Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc

Vị chủ tịch VCCI cũng cho rằng, ở Việt Nam, hiệu lực thi hành các phán quyết của tòa án không nghiêm, hiện tượng không công nhận và toà án hủy các phán quyết trọng tài khá tùy tiện… là dấu hiệu cho thấy môi trường kinh doanh không lành mạnh.

“Điều đó tạo thành lực cản không nhỏ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thu hẹp về quy mô trong những năm gần đây” – ông Lộc lo ngại.

Đồng tình với ý kiến đó, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, đây là giai đoạn Việt Nam đang cải cách thực chất thể chế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho Việt Nam là không hề nhỏ.

Theo Bộ trưởng, môi trường kinh doanh tuy được cải thiện nhiều về thể chế nhưng khâu thực thi còn nhiều yếu kém. Vấn đề năng suất, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế cũng đáng bàn khi Việt Nam đang rất thấp ở những chỉ số này.

Rất hiếm công ty Việt Nam có mặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo bà Sherry Boger - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, đây là thời điểm rất quan trọng cho Việt Nam, bắt đầu một thời kỳ mới với sự kiện Đại hội Đảng sẽ diễn ra vào đầu năm sau và các lãnh đạo Chính phủ mới trong nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, bà Sherry Boger cho rằng Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và nâng cao kim ngạch thương mại. Tổng kim ngạch thương mại Mỹ - Việt trong năm 2015 sẽ có khả năng lên tới mức 45 tỉ USD, tăng trưởng năm là hơn 20%.
Tuy nhiên, rất ít các công ty Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Việt Nam đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài với tăng trưởng xuất khẩu khá lớn, hơn 2/3 xuất khẩu của Việt Nam là từ các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài; và nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu chiếm 90% giá trị xuất khẩu.
Để giải quyết tình trạng này, theo ông Vũ Tiến Lộc, Chính phủ cần có chính sách đột phá để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, hình thành một thế hệ doanh nghiệp mới trên cở sở sáng tạo. Bên cạnh đó là đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục dạy nghề, thông tin kịp thời các hiệp định thương mại tự do đến với các doanh nghiệp, hình thành các liên minh doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Bên cạnh đó, bà Virginia B. Foote – đồng chủ tịch VBF cho biết, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp FDI để tiếp cận các cơ hội mà AFTA đem lại. Đồng thời, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nội và ngoại, tức là các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đều được đối xử như nhau.
“Tuy nhiên hiện tại thì ở Việt Nam có một số chính sách vẫn còn phân biệt đối xử và điều này sẽ cần phải được xem lại trong thời gian tới”, bà Virginia B. Foote cho hay.

Hoàng Long

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp tư nhân đang hết sức “cô đơn“