Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu cho rằng doanh nghiệp (DN) hiểu biết về chuyển đổi số rất là rõ, nhưng có áp dụng được không không phải là vấn đề dễ dàng.

Doanh nghiệp hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số nhưng làm không dễ

Lam Thanh | 25/10/2023, 13:56

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu cho rằng doanh nghiệp (DN) hiểu biết về chuyển đổi số rất là rõ, nhưng có áp dụng được không không phải là vấn đề dễ dàng.

Tại diễn đàn "Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nền kinh tế số" do VCCI tổ chức ngày 25.10, các chuyên gia cho rằng kinh tế số tại Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và là 1 trong 3 quốc gia phát triển kinh tế số hàng đầu khu vực.

Theo dự báo, trong những năm tới, kinh tế số tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt khi Việt Nam được đánh giá hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ: Một trong những giải pháp ứng phó linh hoạt và hiệu quả nhất trong giai đoạn khó khăn kéo dài gần 3 năm qua chính là các DN đã chủ động ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để số hoá quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

“Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Kinh tế số đã và đang đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, ông Phòng nói.

phong.jpeg
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo ông Phòng, việc tiếp tục các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN chính là chìa khoá để chúng ta thúc đẩy DN đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, qua đó nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ kinh tế số.

Ở một khía cạnh khác, ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao… là những nút thắt cản trở DN Việt Nam trong chuyển đổi phương thức sản xuất mới.

Theo ông Anh, phần lớn DN ở nước ta có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu; khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp. Nhiều DN trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới.

Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nền kinh tế số cần cả vai trò của Nhà nước và tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo của cộng đồng DN.

Về phía Chính phủ, ông Anh cho rằng cần quán triệt quan điểm “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Đây chính là điều kiện thiết yếu để tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp cho DN tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số.

minh-anh.jpeg
Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại hội nghị 

Theo đó, cần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, phát huy tính tiên phong của DN công nghệ thông tin trong nghiên cứu, phát triển, làm chủ kỹ thuật số; phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng số; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thanh toán số song song với việc thống nhất, đồng bộ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trên toàn quốc…

Về phía cộng đồng DN, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số thì điều tiên quyết là phải chủ động đổi mới, sáng tạo, nắm bắt kịp thời các công nghệ mới. Tuy nhiên, lưu ý không phải DN nào cũng ồ ạt chuyển sang công nghệ số cho bằng được mà cần xem chiến lược kinh doanh, trình độ năng lực của từng doanh nghiệp.

“Chuyển đổi số không có nghĩa chỉ là mua sắm phần mềm, trang thiết bị, mà quan trọng làm thế nào để linh hoạt trong chuyển đổi mô hình kinh doanh và thích ứng được với sự chuyển đổi khoahọc - kỹ thuật. Vì vậy, mỗi DN nên có phương thức, hướng đi riêng và cách thức chuyển đổi sao cho phù hợp”, ông Trịnh Minh Anh nêu.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) chia sẻ, trong ngành xây dựng, hiện đã có công nghệ này và đây thực sự là mô hình quản lý hiện đại hiệu quả - công nghệ BIM (Building Information Modeling) - quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.

Với công nghệ này, các đơn vị có thể quản lý thiết kế giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, tiết kiệm được rất nhiều về vật tư, tiết kiệm rất nhiều nhân lực. Nhưng để thực hiện được thì cũng cần kinh phí rất lớn và đây không phải là điều có thể thực hiện được một cách dễ dàng.

“Với các DN quy mô dưới 100 tỉ thì mặc dù biết là công nghệ này rất lợi hại nhưng đều chưa áp dụng. DN hiểu biết về chuyển đổi số rất là rõ, nhưng có áp dụng được không không phải là vấn đề dễ dàng”, ông Hiệp nêu.

hiep-3.jpeg
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đang chia sẻ tại hội nghị

Ông Hiệp chia sẻ về một trường hợp hy hữu, vừa qua VACC đã tham gia phân xử vụ kiện của một nhà thầu tại Quảng Nam. Sự việc do DN nộp đấu thầu qua mạng nhưng do mạng lỗi, theo đó hồ sơ không được gửi lên và doanh nghiệp bị loại. Do đó, có thể thấy rằng chuyển đổi số không phải không có những có những trường hợp khó xử khi áp dụng được.

Theo ông Hiệp, với ngành xây dựng, đặc biệt liên quan đến hồ sơ đấu thầu qua mạng, còn nhiều bất cập, những điều kiện riêng và đặc thù, do đó, dù DN nhận thức rất rõ vai trò của chuyển đổi số nhưng không dễ dàng gì vì nhiều rào cản. 

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số nhưng làm không dễ