Từ ngày 1.3 đến nay, số doanh nghiệp đã và đang kê khai chỉ mới đạt tỷ lệ 46,3%.

Điều tra kinh tế tại TP.HCM gặp khó vì doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Tú Viên | 16/04/2021, 16:07

Từ ngày 1.3 đến nay, số doanh nghiệp đã và đang kê khai chỉ mới đạt tỷ lệ 46,3%.

Ngày 16.4, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nghe Cục Thống kê TP.HCM báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn TP.

Phó cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM Võ Thanh Sang cho biết tổng số doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu để điều tra là hơn 294.700 doanh nghiệp. Từ ngày 1.3 đến nay, số doanh nghiệp đã và đang kê khai mới đạt tỷ lệ 46,3%.

Theo ông Võ Thanh Sang, TP.HCM có số lượng doanh nghiệp nhiều (chiếm hơn 30% của cả nước) hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc doanh nghiệp nhỏ, không có bộ phận kế toán chuyên môn về thống kê nên việc kê khai các chỉ tiêu thống kê gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi việc thống kê thực hiện trong thời gian chỉ gần 3 tháng (từ ngày 1.3 đến ngày 30.5) là khá khó khăn. Hơn nữa do dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, tạm ngưng, chuyển địa điểm kinh doanh gây trở ngại trong tiếp cận và triển khai điều tra.

Trong khi đó, việc điều tra các cơ sở hành chính được thực hiện với tốc độ cao hơn. Tổng số cơ sở hành chính tại TP.HCM là 902 cơ sở và có đến 784 cơ sở đã và đang kê khai.

Phó chủ tịch UBND TP cũng thừa nhận cuộc tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính có quy mô lớn, tính chất phức tạp trong khi thời gian triển khai ngắn. Do vậy, các quận, huyện, TP.Thủ Đức phải xem cuộc tổng điều tra là cơ hội để đánh giá thực trạng sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua đó, giúp cho công tác hoạch định chính sách, điều hành, quản lý kinh tế - xã hội của TP.HCM và cả nước sát với tình hình thực tiễn.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều tra kinh tế tại TP.HCM gặp khó vì doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19