Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện một doanh nghiệp đứng tên nhập khẩu cả ngàn chiếc lò nướng nguyên chiếc tháo rời mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc, nhưng không đề xuất xứ, trốn kiểm tra chất lượng nhà nước. Vụ việc đã được chuyển sang cho công an điều tra.

Điều tra DN nhập nguyên chiếc hàng điện tử nhãn Asanzo từ Trung Quốc nhưng khai là linh kiện

27/06/2019, 11:20

Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện một doanh nghiệp đứng tên nhập khẩu cả ngàn chiếc lò nướng nguyên chiếc tháo rời mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc, nhưng không đề xuất xứ, trốn kiểm tra chất lượng nhà nước. Vụ việc đã được chuyển sang cho công an điều tra.

HQ Online tối 26.6 đăng bài viết cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đang mở rộng điều tra vụ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Sa Huỳnh (Công ty Sa Huỳnh) nhập khẩu cả ngàn chiếc lò nướng mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc nhưng lại khai llà inh kiện. Sự việc do Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, chuyển hồ sơ.

Khai báo gian dối

Theo hồ sơ vụ việc thì vào tháng 9.2018, Công ty Sa Huỳnh mở tờ khai hải quan, khai báo nhập khẩu lô hàng là linh kiện của lò nướng thủy tinh, gồm nắp đậy bằng nhựa, chậu thủy tinh lò nướng, thiết bị đếm thời gian lò nướng, hàng mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Trị giá hàng hóa là hơn 212 triệu đồng.

Do xét thấy có nghi vấn nên cũng vào thời gian đó, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP.HCM đã ra quyết định khám xét và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 thực hiện việc khám phương tiện đồ vật.

Kết quả, sau khi khám container hàng nhập khẩu của Công ty Sa Huỳnh, phía hải quan phát hiện toàn bộ hàng hóa gồm 1.300 chiếc lò nướng thủy tinh nguyên chiếc đồng bộ, hiệu Asanzo, được tháo rời, mới 100%, nhưng không thể hiện xuất xứ.

Theo lãnh đạo Đội kiểm soát Hải quan, mặt hàng nhập khẩu nêu trên là dạng nguyên chiếc thuộc diện phải kiểm tra chất lượng nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, công ty này đã khai báo gian dối là linh kiện nhập khẩu nhằm tránh phải kiểm tra chất lượng nhà nước.

Sau khi lô hàng bị Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, bắt giữ, Công ty Sa Huỳnh có công văn giải trình gửi cơ quan hải quan với lý do là đối tác gửi nhầm hàng. Khi hải quan mời đại diện công ty đến làm việc để làm rõ việc nhập khẩu lô hàng vi phạm nêu trên thì giám đốc đã không đến mà ủy quyền cho ông Nguyễn Thế Tài - người cho biết chỉ là khai thuê hải quan - nên không hay biết thông tin gì về giao dịch lô hàng.

Linh kiện lò nướng đã được tháo rời - Ảnh: HQ Online

Doanh nghiệp "ma"

Vẫn theo HQ Online, Công ty Sa Huỳnh được Sở KH-ĐT TP.HCM cấp phép thành lập vào tháng 7.2018, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 861/27/39 Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là bà Huỳnh Thị Sà Quôl.

Tuy nhiên, sau khi khám xét lô hàng phát hiện sai phạm, Đội Kiểm soát Hải quan đã mở rộng điều tra, xác minh, phát hiện công ty này thuộc dạng doanh nghiệp “ma” do các đối tượng thành lập nhằm nhập khẩu trái phép hàng hóa.

Cụ thể, khi xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty Sa Huỳnh thì hải quan phát hiện không có địa chỉ này, người đại diện pháp luật cũng không đăng ký tạm trú tại địa phương.

Tiếp tục truy tìm giám đốc doanh nghiệp theo thông tin trên Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp, Đội Kiểm soát hải quan phát hiện thêm nhiều tình tiết bất ngờ.

Bà Huỳnh Thị Sà Quôl xác nhận thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Sa Huỳnh đúng là thông tin cá nhân của bà này. Tuy nhiên, bà Quôl cho biết mình chỉ là công nhân ở Sóc Trăng, chưa bao giờ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp và không phải giám đốc của Sa Huỳnh, không ký bất cứ giấy tờ nào liên quan công ty này, không ký giấy ủy quyền cho ông Nguyễn Thế Tài nói trên.

Bà Quôl khẳng định, ai đó đã sử dụng thông tin cá nhân của bà để mạo danh thành lập doanh nghiệp, giả mạo chữ ký của bà để làm ăn phi pháp.

Thuê đứng tên hộ

Trở lại lời khai của ông Nguyễn Thế Tài, sau khi làm việc với hải quan khai nhận không biết thông tin gì liên quan đến việc nhập khẩu hàng của Công ty Sa Huỳnh thì vài ngày sau, ông này cùng một người tên Trương Ngọc Liêm quay lại làm việc với hải quan và cho biết lời khai với hải quan như trước đó là chưa đúng. Xin khai lại rằng ông Trương Ngọc Liêm là người giao toàn bộ chứng từ lô hàng cho ông Tài làm thủ tục hải quan.

Ông Liêm thì khai mình góp vốn cùng người bạn thân thành lập Công ty Sa Huỳnh kinh doanh mặt hàng gia dụng. Do không thống nhất được người đứng tên thành lập doanh nghiệp nên mới thuê bà Huỳnh Thị Sà Quôl đứng tên.

Khi lô hàng bị hải quan phát hiện, ông Liêm nhờ bà Quôl đến làm việc với hải quan, nhưng bà không đồng ý, nên mới làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật chính là Trương Ngọc Liêm, sinh năm 1982, cư trú tại TP.HCM. Ông Liêm còn thừa nhận các chữ ký trên chứng từ mang tên bà Huỳnh Thị Sà Quôl đều do người trong nhóm giả mạo ký.

HQ Online kết luận, với các chứng cứ, thông tin thu thập được, Cục Hải quan TP.HCM khẳng định, các đối tượng thành lập Công ty Sa Huỳnh có hành vi khai báo gian đối, giả mạo hồ sơ để nhập khẩu hàng hóa… có dấu hiệu của tội “buôn lậu” nên đã chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an TP.HCM điều tra theo thẩm quyền.

T.L

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều tra DN nhập nguyên chiếc hàng điện tử nhãn Asanzo từ Trung Quốc nhưng khai là linh kiện