Các nhà khoa học đang mô phỏng những kịch bản có thể xảy ra với Trái đất trong trường hợp nó va chạm với một tiểu hành tinh.

Điều gì xảy ra với Trái đất nếu NASA thất bại sứ mệnh làm chệch hướng tiểu hành tinh?

Hoàng Vũ | 26/09/2022, 17:51

Các nhà khoa học đang mô phỏng những kịch bản có thể xảy ra với Trái đất trong trường hợp nó va chạm với một tiểu hành tinh.

Trong nhiệm vụ mang tên Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART), con tàu không gian của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos vào ngày 26.9 (giờ Mỹ).

Mục tiêu của DART là tiểu hành tinh Dimorphos rộng khoảng 170m và quay xung quanh tiểu hành tinh Didymos rộng 780m với thời gian 11 tiếng 55 phút cho mỗi vòng quỹ đạo. Cặp tiểu hành tinh này cách Trái đất khoảng 11 triệu cây số. DART sẽ lao vào Dimorphos khi di chuyển với tốc độ khoảng 23.760 km/giờ.

Được biết, DART đã được phóng lên không gian vào tháng 11 năm ngoái nhằm thử nghiệm việc sử dụng "vật va chạm động lực học" để thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh.

7446-1664176005.jpg

Ảnh minh họa sứ mệnh DART của NASA - Ảnh: NASA

Dù cả hai tiểu hành tinh đều không gây ra mối đe dọa cho hành tinh của chúng ta, nhưng DART là sứ mệnh quy mô lớn đầu tiên trên thế giới nhằm kiểm tra công nghệ bảo vệ Trái đất trước một vụ va chạm tiềm tàng với một tiểu hành tinh, và sẽ giúp các nhà khoa học chuẩn bị đối phó những mối nguy hiểm tiềm tàng trong tương lai.

Dù rủi ro của một tiểu hành tinh rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào là rất nhỏ, song các nhà khoa học dự đoán kịch bản này vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Nếu một sự kiện như vậy xảy ra, hậu quả đối với nhân loại có thể tàn khốc, tùy thuộc vào kích thước của vật thể.

Gretchen Benedix, giáo sư địa chất và địa vật lý thuộc Trung tâm Khoa học và công nghệ không gian tại Curtin của Úc, cho biết: “Một vật thể có đường kính 100m, nếu rơi xuống có khả năng tạo ra một miệng núi lửa dài khoảng 1km trên Trái đất”.

"Nếu tiểu hành tinh va vào một khu vực đông dân cư, điều đó có thể khá tồi tệ nhưng nhìn chung không gây tàn phá cho khu vực hoặc Trái đất. Một vật thể có đường kính 100m như thế này được ước tính sẽ va vào Trái đất theo chu kỳ mỗi 10.000 năm/lần. Tuy nhiên, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10km tương tự như kích thước của thiên thạch có liên quan đến sự tuyệt chủng của loài khủng long được ước tính va vào Trái đất sau mỗi 100 triệu năm”, bà Benedix cho hay.

Theo Newsweek, trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học từ Trường cao đẳng Hoàng gia London, và Đại học Purdue (Anh) đã mô phỏng tác động của một tiểu hành tinh khi rơi xuống Trái đất có thể tàn phá như thế nào.

hanh-tinh-va-vao-td.png
Các nhà khoa học đang mô phỏng những kịch bản có thể xảy ra với Trái đất trong trường hợp va chạm với một tiểu hành tinh - Ảnh: Newsweek

"Các công cụ mô phỏng sẽ cho biết điều gì sẽ xảy ra tại một địa điểm cụ thể, và cho thấy mức độ thiệt hại sẽ lớn như thế nào", Gareth Collins, giáo sư khoa học hành tinh tại Trường cao đẳng Hoàng gia London cho biết.

Các mô hình nghiên cứu đã xác định nếu một tiểu hành tinh hoặc sao chổi rơi xuống Trái đất với vận tốc đủ lớn, nó sẽ tạo ra một quả cầu lửa, một đám mây gồm đá bốc hơi và không khí nóng lên. Các va chạm cũng sẽ tạo ra sóng xung kích, tạo thành một làn sóng áp suất rất mạnh trong không khí lan truyền nhanh chóng ra khỏi vị trí va chạm. Nó cũng có thể phá hủy xe cộ và các tòa nhà tùy thuộc vào kích thước hoặc vị trí va chạm.

Nếu vật thể va chạm rơi vào đất liền, nó sẽ tạo thành một miệng núi lửa. Một tác động tiềm tàng khác là động đất. Khi vật thể va vào Trái đất, nó sẽ tạo ra sóng xung kích trong lòng đất. Nếu vật thể rơi xuống biển, nó có thể tạo ra sóng thần, sẽ lan truyền ra xa nơi tác động và có thể ảnh hưởng đến một khu vực khá rộng. Còn nếu nổ tung ở trong bầu khí quyển, các mảnh vụn của tiểu hành tinh có thể chặn ánh sáng mặt trời, và sẽ có rất nhiều bụi rất mịn trong khí quyển trong một thời gian dài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều gì xảy ra với Trái đất nếu NASA thất bại sứ mệnh làm chệch hướng tiểu hành tinh?