“Tôi coi nghiên cứu khoa học cũng là 1 sản phẩm thì chúng ta phải "bán cái thị trường cần, không phải là bán cái chúng ta có. Chúng ta dùng điện thoại Iphone chúng ta cũng thấy, họ sản xuất ra những thứ thị trường sẽ cần”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Dùng chiếc iPhone, chúng ta thấy họ sản xuất ra những thứ thị trường cần”

Lam Thanh | 24/09/2022, 06:00

“Tôi coi nghiên cứu khoa học cũng là 1 sản phẩm thì chúng ta phải "bán cái thị trường cần, không phải là bán cái chúng ta có. Chúng ta dùng điện thoại Iphone chúng ta cũng thấy, họ sản xuất ra những thứ thị trường sẽ cần”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Cần có cơ chế để cho phép sai

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, với ngành nông nghiệp, theo ý kiến của các chuyên gia thì KHCN đã đóng góp khoảng 30% giá trị nói chung trong ngành nông nghiệp và 40% giá trị trong lĩnh vực giống, cây trồng. Nhưng rõ ràng, so với những kỳ vọng về việc gia tăng hàm lượng giá trị bằng KHCN thì con số này còn thấp.

Chia sẻ một câu chuyện tại Đồng Tháp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết quê ông có một làng nghề nổi tiếng với việc nuôi cá giống, cung cấp cá giống cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vừa rồi ông đã gặp một thanh niên lai tạo được cá giống và gần như các loại cá giống trong tự nhiên người này đều lai tạo được.

Bộ trưởng chia sẻ: “Khi tôi động viên cậu thanh niên này thì cậu đó nói 'em đã thất bại 5 lần rồi em mới làm được'. Tôi mới suy nghĩ rằng nếu như việc nghiên cứu khoa học mà phải thất bại 5 lần để có thành công, nhiều khi thất bại 1 lần đã cảm thấy khó khăn rồi. Thủ tướng cũng đã phát biểu tại Học viện Nông nghiệp rồi đó là 'nghiên cứu thì có thành công, có thất bại'”.

Ông Hoan cũng cho biết có một câu ông thấy rất hay đó là: 'Nếu làm có thể 50% thành công, 50% thất bại nhưng nếu không làm thì thất bại hoàn toàn'. Nói như vậy nhưng chúng ta phải thể chế hóa điều đó để giải phóng nguồn lực trong các nhà khoa học, để ngăn chặn tình trạng 'chảy máu chất xám'”.

“Chúng ta đang nói đến thị trường KHCN, đã nói thị trường thì ta phải xác định rõ. Kinh tế thị trường phải trả lời được 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tôi coi nghiên cứu khoa học cũng là một sản phẩm thì chúng ta phải 'bán cái thị trường cần, không phải là bán cái chúng ta có'”, Bộ trưởng nói và cho biết nâng lên cấp độ nữa là “bán cái thị trường chưa cần nhưng mà thị trường sẽ cần”, “chúng ta dùng điện thoại iPhone chúng ta cũng thấy, họ sản xuất ra những thứ thị trường sẽ cần”.

hoan.jpg
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan

Bộ trưởng cho rằng cần hình thành những trung tâm chuyển giao của Nhà nước thực sự hoạt động theo thị trường. Thị trường còn rất nhiều vấn đề như quảng bá, hậu mãi nữa... Đây là những điều mà các nhà khoa học chưa làm được.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị 2 vấn đề: Một là cần có cơ chế để cho phép sai. Hai là phải tổ chức hoàn chỉnh thị trường. Ví như thị trường bất động sản còn cần nhà phân phối nữa, do đó thị trường KHCN cũng cần có sự kết nối từ đầu cung đến cầu cho sản phẩm.

Cần một tầm nhìn khác trước

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng phải bàn đến vấn đề này theo tầm nhìn khác trước.

“Nếu thảo luận về chuyện bán hàng, sản xuất ra hàng rồi bán hàng thì không phải. Đây là phát triển một thị trường rất đặc biệt, một cấu trúc thể chế của nền kinh tế hiện đại. Ta đi sau mà ta muốn vượt lên, vẫn bàn như việc "bán khoai, bán sắn" thì không được”, ông Thiên nói.

Theo chuyên gia này, trong kinh tế thị trường thì phát triển thị trường là cái khó nhất.

“Chúng ta phải bàn thị trường KHCN như một yếu tố nền tảng của nền kinh tế thị trường, chứ không phải chỉ là chuyện của một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Chúng ta phải bàn đến thị trường này như là một thị trường then chốt bậc nhất trong hệ thống thị trường, là thị trường dẫn dắt phát triển thì nền kinh tế chúng ta mới phát triển được”, ông Thiên nói.

Ông Thiên cũng dẫn ví dụ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy họ làm bài bản, tầm nhìn xa nên họ nhảy vọt, gần như đuổi kịp các nền kinh tế bậc nhất. Những năm 90, thu nhập đầu người của Trung Quốc tương đương Việt Nam, còn bây giờ gấp 5-6 lần. Thực lực KHCN đứng thứ hai thế giới.

Cũng theo ông Thiên, Việt Nam là nước đi sau. “Đây là lợi thế hay thách thức? Tất nhiên là nhiều lợi thế, chúng ta có thể rút ngắn được rất nhiều. Nhưng chúng ta lại thiếu nguồn lực, thiếu điều kiện, thiếu nền tảng. Những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc biết lợi thế đi sau để bứt lên, dành tối đa nỗ lực quốc gia cho KHCN. KHCN bao giờ trở thành lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế, dẫn dắt phát triển nền kinh tế thì lúc đó chúng ta mới bàn về thị trường theo đúng nghĩa được”.

Ông Trần Đình Thiên cũng nhấn mạnh cần phải hiểu được thị trường KHCN là gì? Sản phẩm của nó định giá như nào? Đây là thị trường đặc biệt! Một chiếc đĩa mềm, USB có thể vài chục, trăm nghìn nhưng thông tin chứa ở trong đó thì khác.

“Với thị trường này, định giá sản phẩm rất khó, rất nhiều rủi ro, bởi thay đổi rất nhanh. Một sản phẩm hôm trước 1 tỉ, hôm sau có thể là mấy tỉ và biến hóa, phạm vi, không gian sản phẩm trí tuệ rộng vô cùng, luôn luôn mới, thay đổi nhanh. Cho nên có câu chuyện sandbox về mặt chính sách”, ông Thiên nêu.

thien.jpg
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Theo chuyên gia này, KHCN phải là trục chính, trực tiếp dẫn dắt cho sự phát triển quốc gia. Nếu không có tầm nhìn đó thì không phát triển được.

Về sự hỗ trợ của Nhà nước, ông Thiên cho biết đây là thị trường mới, khó và ta lại là nước đi sau nên vai trò "bà đỡ" của Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Vai trò này thể hiện ở 3 mặt: Nhà nước cung cấp cơ sở vật chất ban đầu, có cơ chế chính sách, một hệ thống thể chế tương thích với đối tượng này thì thị trường mới phát triển được, ví dụ phải có Luật Sở hữu trí tuệ tương xứng hay như Luật Lao động cũng phải quan tâm về lao động trí óc…

Tiếp đó, Nhà nước phải là người mua sản phẩm KHCN nhiều nhất. Đây là điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp. Nếu Nhà nước là người mua hàng lớn nhất thì thị trường này phát triển rất nhanh. Cách tiếp cận người mua là rất quan trọng

Đồng thời, phải phát triển một thị trường cạnh tranh. Thị trường không cạnh tranh thì không có động lực cho sáng tạo, KHCN phát triển. Bàn về thị trường KHCN thì nền kinh tế này phải cạnh tranh, trong đó khu vực doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân phải là nền tảng cho sự phát triển. Nếu không có cạnh tranh thì không có thị trường KHCN, đây là điểm mấu chốt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Dùng chiếc iPhone, chúng ta thấy họ sản xuất ra những thứ thị trường cần”