Các quốc gia trên thế giới đang xem xét hoặc đã triển khai kế hoạch tiêm mũi vắc xin tăng cường giữa các báo cáo về khả năng miễn dịch suy yếu và các ca nhiễm COVID-19 đột phá đang ngày càng gia tăng.

Điều cần biết về tế bào nhớ B, kháng thể trung hòa trong bảo vệ người khỏi mắc COVID-19 nghiêm trọng

Đan Thuỳ | 04/10/2021, 10:23

Các quốc gia trên thế giới đang xem xét hoặc đã triển khai kế hoạch tiêm mũi vắc xin tăng cường giữa các báo cáo về khả năng miễn dịch suy yếu và các ca nhiễm COVID-19 đột phá đang ngày càng gia tăng.

Các cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi quanh việc tiêm mũi vắc xin tăng cường có thật sự cần thiết khi cơ thể vẫn còn trí nhớ miễn dịch.

Vắc xin hoạt động để “huấn luyện” cơ thể chống lại một mầm bệnh cụ thể, sử dụng các bộ phận không hoạt động hoặc suy yếu, để thúc đẩy hệ thống miễn dịch đáp ứng. Sau đó, cơ thể tạo ra các kháng thể, nhưng cũng có các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào nhớ. Khi các kháng thể mất dần, các tế bào bộ nhớ vẫn còn và hoạt động khi đối mặt với mầm bệnh thực sự. Quá trình này được gọi là đáp ứng nhớ.

Theo các chuyên gia về vắc xin, đáp ứng miễn dịch suy giảm sau khi tiêm vắc xin một thời gian là điều bình thường.

“Tất cả các đáp ứng miễn dịch suy giảm dần theo thời gian. Mức độ kháng thể ở tất cả các loại vắc xin COVID-19 đều giảm mạnh. Mặc dù phản ứng của tế bào T có thể được duy trì trong một thời gian dài hơn nhưng chúng sẽ suy yếu dần theo thời gian”, Penny Ward, Giáo sư dược phẩm tại Đại học King’s College London (Anh) cho biết khi đề cập đến một loại tế bào nhớ có thể giúp kích hoạt các tế bào đáp ứng miễn dịch khác hoặc tuần tra trong cơ thể để tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.

Bà Penny Ward chco biết các mũi tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường đã được khuyến nghị ở một số quốc gia cho các nhóm người nguy cơ cao như người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

“Người cao tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch ở các mức độ khác nhau gây ra bởi bệnh tật hoặc do điều trị ngoại sinh như ung thư có thể không có đáp ứng miễn dịch đặc biệt mạnh mẽ với các mũi tiêm ban đầu. Đáp ứng miễn dịch có thể giảm nhanh hơn ở những người này, khiến họ có nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng”, bà Ward nói.

Với một số người được coi là có nguy cơ cao, các mũi tiêm vắc xin tăng cường có thể không đủ vì họ có thể không đáp ứng miễn dịch chút nào. “Những cá thể này sẽ được bảo vệ thụ động bằng cách sử dụng các kháng thể đơn dòng, đặc biệt là sự kết hợp có tác dụng kéo dài đang được nghiên cứu bởi công ty dược phẩm AstraZeneca, trong đó một mũi vắc xin có thể đủ để bảo vệ trong 6 – 12 tháng”, bà Ward nói.

1622543414-5c66290a51ff42acbd1c9a224d0640fe-width750height423.jpeg
Việc có nên tiêm mũi vắc xin tăng cường hay không vẫn gây nên nhiều tranh cãi trái chiều  - Ảnh: Internet

Các nghiên cứu miễn dịch học trên khắp thế giới đã cho thấy mức độ kháng thể suy giảm ổn định ở những người đã được tiêm các loại vắc xin COVID-19 khác nhau, bao gồm cả loại mRNA mạnh mẽ.

Các kháng thể liên kết với mầm bệnh và ngăn chúng xâm nhập vào tế bào con người, ngăn chặn sự lây nhiễm trong một quá trình được gọi là trung hoà. Các kháng thể trung hòa này là một phần của việc tìm ra mức độ bảo vệ nào là cần thiết. Ví dụ, trong khi xét nghiệm có thể được thực hiện để xem liệu đáp ứng miễn dịch của một người có đủ cao để bảo vệ chống lại các bệnh như bệnh sởi không  thì mức độ đó vẫn chưa được xác định với COVID-19, dù một số nghiên cứu đã đưa ra các ước tính dựa trên kháng thể ở những bệnh nhân đã hồi phục.

Bà Ward cũng lưu ý rằng vẫn chưa có mối tương quan được quốc tế đồng ý về khả năng bảo vệ trước COVID-19 hoặc các tiêu chuẩn về đáp ứng miễn dịch mà một loại vắc xin sẽ kích hoạt để cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho cơ thể con người, dù vấn đề này đã được thảo luận tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với những dữ liệu có sẵn từ các nghiên cứu.

Jin Dong-yan, Giáo sư và nhà vi rút học tại Đại học Hồng Kông, cho biết với vi rút SARS-CoV-2, chính các kháng thể trung hòa chứ không phải các tế bào nhớ B tạo ra kháng thể - tương quan với sự bảo vệ.

“Các tế bào nhớ B có thể góp phần bảo vệ giai đoạn cuối, làm giảm các trường hợp nghiêm trọng. Thế nhưng để bảo vệ một cá nhân khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, bạn thực sự cần các kháng thể trung hòa và không cần gì khác”, ông Jin Dong-yan nói.

Sự suy giảm mức độ kháng thể là bình thường trong những tháng và năm sau khi mắc COVID-19 rồi khỏi bệnh hoặc tiêm vắc xin, nhưng  không có nghĩa là trí nhớ của hệ thống miễn dịch đã mất dần.

Ashley St John, Phó giáo sư tại Trường Y Duke -NUS (Mỹ), cho biết những người đã tiêm vắc xin vẫn được bảo vệ khỏi bệnh nặng.

“Mặc dù tốt nhất là có kháng thể trung hòa nhưng cũng đúng khi chúng không phải là bằng chứng duy nhất về khả năng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin. Miễn là đã tạo ra kháng thể trước đó thì có khả năng một người vẫn còn tế bào nhớ B sống sót để nhanh chóng tạo ra kháng thể trở lại. Có khả năng là hệ thống miễn dịch vẫn có thể đáp ứng nhanh hơn nếu nó đã được tiếp xúc với vắc xin trước đó. Điều này phù hợp với những gì chúng tôi thấy với vắc xin COVID-19, loại vắc xin mà nhiều người có lượng kháng thể suy giảm theo thời gian, tuy nhiên chúng tôi biết rằng vẫn có sự bảo vệ rất mạnh mẽ khỏi việc phát triển bệnh nặng”, Ashley St John nói.

Đối mặt với sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 đột phá khi biến thể Delta lây lan dữ dội, các quốc gia như Mỹ và Israel đang triển khai tiêm mũi vắc xin tăng cường cho những người đủ điều kiện vào 6 tháng sau mũi tiêm thứ hai. Ở Mỹ, điều đó có nghĩa là những người từ 65 tuổi trở lên hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao được tiêm mũi vắc xin tăng cường. Trong khi Israel đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin tăng cường cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên và cho biết có thể cần tiêm cả mũi thứ tư.

Ashley St John cho biết với những người khỏe mạnh, ngay cả những ai có nguy cơ cao mắc COVID-19 như nhân viên y tế, không cần thiết phải tiêm nhắc lại vắc xin thường xuyên.

“Chưa có bằng chứng chắc chắn rằng việc này cần ở những người khỏe mạnh. Một số loại vắc xin cần phải tiêm thêm mũi tăng cường và những loại khác chỉ cần một số ít”, Ashley St John chia sẻ, đồng thời nói thêm rằng cần phải theo dõi nhiều hơn về đáp ứng miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của các ca nhiễm COVID-19 đột phá.

“Vắc xin có tiềm năng bảo vệ trong nhiều năm hoặc chỉ cần tăng cường trong vài thập kỷ một lần”, bà nói thêm.

Theo bà Penny Ward, tần suất tiêm vắc xin cũng sẽ phụ thuộc vào chiến lược của từng quốc gia.

"Nếu mục tiêu của tiêm vắc xin là giảm tỷ lệ lây nhiễm thì có thể cần phải tiêm nhắc lại thường xuyên để đảm bảo các cá nhân duy trì mức độ đủ cao để ngăn ngừa sự lây nhiễm đã trở nên phổ biến. Nếu mục đích là ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong, có thể tiêm nhắc lại ít thường xuyên hơn", bà nói.

Cả Penny Ward và Ashley St John đều đồng ý rằng, nếu được phát triển thành công, một loại vắc xin tăng cường chống lại các biến thể SARS-CoV-2 cũng là thứ mà mọi người nên tiếp nhận.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều cần biết về tế bào nhớ B, kháng thể trung hòa trong bảo vệ người khỏi mắc COVID-19 nghiêm trọng