Chiều ngày 26.8, tại trường THCS Đống Đa (phường 7, thành phố Đà Lạt) đã xảy ra tai nạn sập một phần sàn phòng học số 18. Các học sinh bị rớt xuống tầng dưới, làm bị thương 10 học sinh. Dù không chết người nhưng cả cô trò đều hoảng loạn, bị sang chấn tâm lý. Rất may, tầng dưới là phòng vi tính, không có học sinh. Nếu là phòng đang có học sinh thì tai họa khôn lường.

Điệp khúc “mất bò mới lo làm chuồng” bao giờ chấm dứt?

08/10/2017, 18:31

Chiều ngày 26.8, tại trường THCS Đống Đa (phường 7, thành phố Đà Lạt) đã xảy ra tai nạn sập một phần sàn phòng học số 18. Các học sinh bị rớt xuống tầng dưới, làm bị thương 10 học sinh. Dù không chết người nhưng cả cô trò đều hoảng loạn, bị sang chấn tâm lý. Rất may, tầng dưới là phòng vi tính, không có học sinh. Nếu là phòng đang có học sinh thì tai họa khôn lường.

Một phần sàn phòng học số 18 trường THCS Đống Đa (Đà Lạt) sập xuống phòng vi tính ở tầng trệt - Ảnh: M.Vinh (Tuổi Trẻ)

Chưa đầy 3 ngày sau (29.8), Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt ban hành văn bản Yêu cầu kiểm tra chất lượng, độ an toàn cơ sở vật chất tất cả các trường học trên toàn thành phố và đánh giá toàn diện cơ sở vật chất, báo cáo trước ngày 5.9. Nếu trường nào không đảm bảo an toàn tuyệt đối thì không được sử dụng, đồng thời yêu cầu các trường đưa ra giải pháp xử lý”. Đọc công văn là thấy khó chịu. Việc cấp bách và nguy hiểm như vậy sao không ra lệnh hoặc chỉ đạo mà chỉ yêu cầu? Làm sao thành phố lại đẩy trách nhiệm “Đưa ra giải pháp xử lý” cho nhà trường? Tại sao không kiểm tra từ trước, mà chờ tai nạn xảy ra mới giật mình kiểm tra?

Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị ngưng sử dụng các phòng học có cùng kết cấu với phòng bị sập tại trường Đống Đa. Ngoài phòng vừa sập sàn (phòng 18), thì hai phòng học 19 và 20 sẽ tạm ngưng sử dụng và chờ đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Trước đó, trường đã ngưng sử dụng 4 phòng học do kết cấu phòng và nền móng yếu. Có 7/29 phòng học ngưng sử dụng. Học sinh vẫn phải tiếp tục học tại trường vì chưa có phương án di dời, mà trường thì không đủ khả năng xử lý. Trường bố trí thêm lớp học bằng cách tận dụng các phòng giám hiệu, phòng sinh hoạt Đoàn - Đội và hội trường.

Cả thầy cô và học sinh đang phải dạy và học trong những phòng không đảm bảo an toàn. Phụ huynh hồi hộp từng ngày vì không còn sự lựa chọn nào khác. Một số người đã tìm mọi cách cho con chuyển trường. Phòng sập không báo trước, cũng không xin phép ai nên thầy trò đành nhắm mắt an ủi là “Trời kêu ai nấy dạ”. Tai nạn kinh hoàng mà không thấy nêu trách nhiệm thuộc về ai?

Thầy Đoàn Khải, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Trường được xây dựng gần 60 năm. Nhà trường đã nhiều lần báo cáo lãnh đạo thành phố, Phòng Giáo dục về tình trạng xuống cấp và đề nghị phương án sửa chữa, nâng cấp nhưng chưa được đáp ứng”. Sự việc xảy ra khiến thầy cô, học sinh và các bậc phụ huynh có con em học tại trường Đồng Đa đều rất lo lắng. Một phụ huynh lớp 6A4, lớp học xảy ra vụ sập sàn phòng học, nói: “Thấy phòng học cũ kỹ, kém chất lượng, chúng tôi đoán trước có việc sụp phòng học, thậm chí sợ sập cả dãy phòng, tính mạng các cháu không đảm bảo, nhưng nghe nói trường đang xin ngân sách để nâng cấp, sửa chữa nên cũng hy vọng, chờ đợi... Ai dè, may mà không có em nào thiệt mạng”.

Một phụ huynh lớp 12 bức xúc: “Năm nào phụ huynh, học sinh cũng đóng tiền xây dựng mà con em mình phải học tập ở ngôi trường xuống cấp thế này thì phi lý. Kỳ họp phụ huynh nào cũng ý kiến nhưng giáo viên chủ nhiệm trấn an là phải chờ đợi nhà nước hỗ trợ vì nhà trường không đủ kinh phí sửa chữa. Vậy tiền xây dựng trường phụ huynh đóng đi đâu? Tại sao các cấp chính quyền, ngành giáo dục lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm đến vậy?”

Tại sao cứ sau mỗi tai nạn, đều là điệp khúc “tổng kiểm tra”, “rà soát” chung chung, đùn đẩy trách nhiệm, không có cách khắc phục thiết thực. Kiểm tra và khắc phục một cách hiệu quả là việc làm thường xuyên của các cấp quản lý. Không thể tiếp tục kiểu “tổng kiểm tra”, “rà soát” để đối phó và xoa dịu dư luận. Xã hội yêu cầu truy cứu trách nhiệm cụ thể mới mong chấn chỉnh, không thể cứ mãi “Mất bò mới giả vờ chuẩn bị làm chuồng” từ năm này sang năm khác.

Giáo dục không chỉ lo dạy chữ, dạy kiến thức mà trước hết phải đảm bảo an toàn tính mạng cho cả thầy cô lẫn học sinh.

Nguyễn Văn Mỹ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điệp khúc “mất bò mới lo làm chuồng” bao giờ chấm dứt?