Điện toán đám mây là một xu thế công nghệ tất yếu và trở thành một công nghệ quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng nó cũng mang lại nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin, tấn công mạng…

Điện toán đám mây: Xu thế tất yếu mang nhiều thách thức

Thu Anh | 23/06/2017, 18:31

Điện toán đám mây là một xu thế công nghệ tất yếu và trở thành một công nghệ quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng nó cũng mang lại nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin, tấn công mạng…

An ninh -An sinh -An toàn

Tại hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tổ chức tại Hà Nội ngày 22.6, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định: “Điện toán đám mây là một xu thế công nghệ tất yếu và trở thành một công nghệ quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đồng quan điểm với ông Phúc,PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho rằng cuộc cách mạng 4.0 sẽ tác động đến tương quan sức mạnh toàn cầu, bảo đảm an ninh số và quyền riêng tư, nhưng cũng dễ xảy ra các vụ tấn công mạng, kéo theo đó là hàng loạt những rủi ro như tình trạng mất việc làm, thất nghiệp ngày một tăng do sự xuất hiện của robot, nhiều ngành gặp thách thức do cạnh tranh khốc liệt…

PGS.TS Nguyễn Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh: Thu Anh

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành phân tích, hiện nay, tình hình tội phạm mạng ngày càng tăng như tháng 6.2016, trang web của Vietnam Airlines bị tấn công,hay từ năm 2010, Việt Nam có 18.052 trang tên miền .vn bị tấn công, chỉnh sửa nội dung… Các tội phạm mạng sẽ lợi dụng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc online, gian lận, trộm cắp trong thanh toán thẻ… gây thiệt hại lớn (gần 450 tỉ USD, năm 2016) cho kinh tế toàn cầu.

Để đảm bảo an toàn cũng như tránh được những thiệt hại do CNTT mang lại, Thứ trưởng Bộ Công an đề cập tới việc quản lý thông minh đảm bảo các chỉ số 3A: An ninh -An sinh -An toàn. Theo đó, các nhóm chỉ số 3A bao gồm 23 việc như an ninh cho dân cư,an ninh tiền tệ, tài chính,an ninh mạng,kinh tế phát triển bền vững,chăm sóc y tế,giáo dục đào tạo,an toàn giao thông,an toàn môi trường không khí,an toàn kinh doanh…

Ngoài ra, theo Hội đồng Thế giới về Dữ liệu thành phố (World Council On City Data – WCCD), các thành phần của quản lý thông minh bao gồm: Kết nối hạ tầng thông minh, Môi trường thông minh, Kinh tế thông minh, Chính quyền thông minh, Cuộc sống thông minh và Chuyển động thông minh.

Ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) - Ảnh: Thu Anh

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Luôn tiên phong trong định hướng Công nghệ, với nhiều giải pháp và phát minh đột phá cho cuộc cách mạng công nghiệp 4,ông Vũ Minh Trí, TGĐ Microsoft Việt Nam đã chia sẻ về thách thức và những cơ hội lớn khi đứng trước cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 như: dữ liệu và thông tin tăng tốc kỷ lục; nhu cầu về phân tích thông tin nâng cao và xử lý dữ liệu gia tăng; điện toán đám mây trở thành xu hướng tất yếu với mọi tổ chức và doanh nghiệp. Để vượt qua các thách thức và phát triển, sự chuyển đổi phù hợp, theo xu hướng kỹ thuật số là cấp bách cả ở tầm quốc gia, cho đến các tổ chức và doanh nghiệp.

Ông Vũ Minh Trí – TGĐ Microsoft Việt Nam - Ảnh: Thu Anh

Về phía Bộ TT&TT, theo ông Nguyễn Thành Phúc, hiện Bộ và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hiện tại, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp.

Cục trưởng Cục Tin học hóa cũng lưu ý các doanh nghiệp, tổ chức cần nhận thức rõ ràng các thách thức mà điện toán đám mây mang lại như những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn về an toàn thông tin, tính riêng tư khi dữ liệu được thu thập và xử lý phân tán, tích hợp nhiều tầng dịch vụ với nhiều công nghệ khác nhau.

Đó còn là sự thay đổi mô hình quản lý CNTT của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp từ vai trò của chủ đầu tư sang vai trò của bên đi thuê dịch vụ.“Sự thay đổi mô hình quản lý CNTT này dẫn đến sự thay đổi lớn đối với các đơn vị chuyên trách CNTT, cả về tư duy, phương thức, quy trình lẫn nguồn nhân lực”, ông Phúc nói.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điện toán đám mây: Xu thế tất yếu mang nhiều thách thức