Theo phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang, người sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Tuy nhiên, vấn đề được người dân quan tâm hiện nay là khi dùng một trong 2 phương án trên, tiền điện sẽ như thế nào?

Điện một giá và 5 bậc: Tiền điện của người dùng có tăng?

13/08/2020, 15:24

Theo phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bậc thang, người sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Tuy nhiên, vấn đề được người dân quan tâm hiện nay là khi dùng một trong 2 phương án trên, tiền điện sẽ như thế nào?

Theo phương án sửa đổi, người dùng có quyền lựa chọn giá điện 5 bậc và giá điện một giá - Ảnh: Internet

Người dân có thể chọn giá điện 5 bậc thang hoặc điện một giá

Bộ Công Thương hiện đang đề xuất hai phương án với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Phương án 1 là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc. Trong đó ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; Giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; Ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới và tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.

PHƯƠNG ÁN 1

Nhóm đối tượng khách hàng

Tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân

(%)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 100

90%

Bậc 2: Cho kWh từ 101 - 200

108%

Bậc 3: Cho kWh từ 201 - 400

141%

Bậc 4: Cho kWh từ 401- 700

160%

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

168%

Phương án 2 là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá: Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Với giá bán lẻ điện bình quân được quy định hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh, khi khách hàng chọn điện một giá thì sẽ phải trả từ 2.703 đồng đến 2.889 đồng cho một kWh.

Phương án 2A

Nhóm đối tượng khách hàng

Tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân (%)

1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 100

90%

Bậc 2: Cho kWh từ 101 - 200

108%

Bậc 3: Cho kWh từ 201 - 400

141%

Bậc 4: Cho kWh từ 401 - 700

160%

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

274%

2. Giá bán lẻ điện một giá

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá

145%

Phương án 2B

Nhóm đối tượng khách hàng

Tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân (%)

1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 100

90%

Bậc 2: Cho kWh từ 101 - 200

108%

Bậc 3: Cho kWh từ 201 - 400

141%

Bậc 4: Cho kWh từ 401 - 700

160%

Bậc 5: Cho kWh từ 701 trở lên

185%

2. Giá bán lẻ điện một giá

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá

155%

Tuy nhiên, phương án một giá, bằng giá điện sinh hoạt bình quân không nhận được sự ủng hộ của phần đông của các bộ ngành đã lấy ý kiến. Lý do là với phương án một giá bằng giá sinh hoạt bình quân, tiền điện các khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt có mức sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng (khoảng 18,7 triệu khách hàng) phải trả tăng từ 19.000 đến 39.000 đồng/khách hàng/tháng.

Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội hằng năm tăng từ mức trên 1.000 tỉ đồng/năm lên khoảng 1.240 tỉ đồng/năm (tăng thêm khoảng 240 tỉ đồng/năm) do mức giá điện một giá cao hơn so với giá bậc một hiện hành.

Ở phương án 2 lại có hai phương án 2A và 2B. Trong đó biểu giá ở 4 bậc thang đầu tiên của phương án 2 A và phương án 2B giống như phương án 1. Biểu giá điện ở phương án 2A và 2B lần lượt được đề xuất ở mức 145% và 155% giá bình quân, tương ứng với mỗi phương án thì giá điện tại bậc thang thứ 5 sẽ được tính toán lại để giá điện sinh hoạt bình quân không đổi.

Khách hàng tùy theo lượng điện tiêu thụ thực tế có quyền lựa chọn áp dụng biểu giá theo 5 bậc thang hoặc 1 giá. Mỗi lần chuyển đổi giữa 2 phương thức tối thiểu là 12 tháng.

Các khách hàng sử dụng điện trung bình hằng tháng dưới 700 kWh (chiếm trên tỷ lệ trên 98% tổng số khách hàng) trong các phương án 1, phương án 2A và 2B có chi phí trả tiền điện bằng nhau do giá 4 bậc thang đầu của phương án 1 và phương án 2A và 2B là giống nhau.

"Như vậy nếu phương án 1 được áp dụng thì biểu giá điện cho khách hàng sẽ có 5 bậc giảm 1 bậc so với biểu giá điện hiện hành. Nếu phương án 2A hoặc 2B áp dụng, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn áp dụng giá điện bậc thang hoặc biểu giá một giá phù hợp với thực tế sử dụng điện của gia đình. Sau 12 tháng, khách hàng có thể tiếp tục áp dụng giá điện đang áp dụng hoặc đổi sang biểu giá khác", Bộ Công Thương cho hay.

Tiền điện không tăng

Trên cơ sở số liệu thực tế sử dụng của các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương tính toán đối với tất cả các phương án thì đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng).

Chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt

Cụ thể, khách hàng sử dụng 100 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng; khách hàng sử dụng 200 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng; khách hàng sử dụng 400 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 12.800 đồng; khách hàng sử dụng 500 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 7.200 đồng; khách hàng sử dụng 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 1.600 đồng.

Riêng các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh chi phí tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng.

Phương án 1 và phương án 2A, 2B đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.

Tổng hợp tiền điện phải chi trả tại các mức sử dụng điện
theo các phương án

Với phương án 2A và 2B, để đảm bảo giữ giá điện sinh hoạt bình quân không thay đổi, đồng thời giữ giá điện ở 4 bậc đầu của phương án 1 và phương án 2 giống nhau để không tác động tới chi phí tiền điện của đa số khách hàng sử dụng điện dưới 700kWh/tháng nên khi xây dựng các phương án giá điện một giá sẽ chỉ thay đổi giá điện ở bậc 5 và giá điện một giá.

Nếu giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng bằng 274% mức giá điện bình quân.

Nếu giá điện một giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng 185% mức giá điện bình quân.

Nếu phương án 2A và 2B được áp dụng, khi khách hàng lựa chọn biểu giá theo phương án 1 giá sẽ hạn chế những nhược điểm của giá điện bậc thang, đặc biệt là những khách hàng sử dụng điện ở mức cao như việc tiền điện tăng bất thường vào các tháng nắng nóng, sai lệch về thời điểm ghi chỉ số công tơ hằng tháng.

Nếu giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A) thì các khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang. Tương tự nếu giá điện một giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B) thì các khách hàng sử dụng điện trên 1.100 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.

Bài và ảnh: Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điện một giá và 5 bậc: Tiền điện của người dùng có tăng?