Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sởi 26 tỉnh, thành khu vực phía Nam diễn ra tại TP.HCM vào chiều 10.10.

Dịch bệnh bùng phát: 90% người nhập cư không tiêm chủng đầy đủ

Hồ Quang | 11/10/2018, 07:13

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sởi 26 tỉnh, thành khu vực phía Nam diễn ra tại TP.HCM vào chiều 10.10.

PGS.TSPhan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, kết quảđiều tra dịch tễ của đơn vị này cho thấy trong năm 2018 dịch bệnh có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai biến động liên tục.

Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng.

Chia sẻ về điều này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, khó nhất vẫn là việc không kiểm soát được lịch sử tiêm chủng của người dân. “Điều này đặt ra cho chúng ta phải giải quyết vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là vấn đề chuyên môn phòng chống dịch bệnh nữa. Vì vậy, ngành y tế đừng làm một cách âm thầm mà phải kêu gọi sự tham gia của chính quyền địa phương, xã hội” -ông Phu nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS Phan TrọngLân, trong năm 2018bệnh tay chân miệng và sởi tại các tỉnh phía Nam tăng cao chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Một số tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng có dấu hiệu gia tăng nhưng không mạnh như ở khu vực vực miền Đông Nam Bộ.

Trong số các tỉnh, thành Đông Nam Bộ, ngoài TP.HCM có số ca mắc tay chân miệng và sởi bùng phát dữ dội lên đến 25.388 bệnh nhân mắc tay chân miệng và 132 ca mắc sởi, thì Bình Dương và Đồng Nai cũng đang tăng mạnh hailoại bệnh này.

Cụ thể, tại Bình Dương từ đầu năm 2018 đến nay địa phương này phát hiện 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây.

Tại Đồng Naitính từ đầu năm đến nay đã có 8.360 ca mắc bệnh tay chân miệng; đặc biệt trong tháng 9 vừa qua số ca mắc liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Riêng bệnh sởi có 190 ca mắc, trong đó xuất hiện các chùm ca bệnh với nhiều người cùng mắc.

“Các địa phương cần vận động sự tham gia vào cuộc của hệ thống chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh”, ông Lân khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch bệnh bùng phát: 90% người nhập cư không tiêm chủng đầy đủ