Ngày 16.4, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức họp trực tuyến với một số Sở GD-ĐT về công tác phòng chống dịch; việc triển khai hoạt động dạy học, gồm dạy học qua Internet, trên truyền hình; chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng khi học sinh đi học trở lại...

Địa phương nguy cơ thấp có thể cho học sinh đi học trở lại

16/04/2020, 19:17

Ngày 16.4, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức họp trực tuyến với một số Sở GD-ĐT về công tác phòng chống dịch; việc triển khai hoạt động dạy học, gồm dạy học qua Internet, trên truyền hình; chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng khi học sinh đi học trở lại...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì cuộc họp-Ảnh: PV

Theo báo cáo của các địa phương, mặc dù còn không ít khó khăn, như thiếu thiết bị học tập; hạ tầng Internet còn hạn chế; nhiều giáo viên chưa thích ứng việc ứng dụng công nghệ để dạy học trực tuyến, theo dõi quá trình học tập của học sinh; thiếu kinh phí tổ chức xây dựng các chương trình dạy học trên truyền hình; ý thức chủ động học tập của học sinh... nhưng về cơ bản, việc dạy học qua Internet, trên truyền hình được triển khai hết sức nghiêm túc.

Hiện nay, nhiều địa phương thông tin dự kiến đề xuất sẽ cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5 tới, cùng những giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên khi trở lại trường; nỗ lực để có thể hoàn thành chương trình học trước 15.7 như kế hoạch của Bộ GD-ĐT.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đặc biệt trong triển khai dạy học qua Internet, trên truyền hình, đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Theo Thứ trưởng, ở bậc đại học, dạy học trực tuyến đã được tiếp cận từ lâu. Nhưng với bậc phổ thông đây là việc mới, và dù là giải pháp tình thế trong tình hình dịch bệnh, nhưng quá trình triển khai đã bước đầu có kết quả, đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 70-80% học sinh bậc THPT ở các địa phương khó khăn được học trực tuyến, học qua truyền hình.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương rà soát, phân loại học sinh để đưa ra những phương án dạy và học phù hợp, học sinh nào được học trực tuyến đều đặn, chưa đều hoặc chưa được học thì phải có phương án dạy bù khi các em quay lại trường học. “Lãnh đạo sở GD-ĐT và hiệu trưởng nào tâm huyết sẽ triển khai thành công. Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Các địa phương cũng cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GD-ĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên các địa phương.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công. Do đó, học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp. Phụ huynh học sinh cần động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học tập.

Tại cuộc họp, vấn đề học sinh đi học trở lại cũng được đặc biệt quan tâm, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên. Các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ cần xem xét, cân nhắc; địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại. “Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau, cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp học 3 buổi/tuần, đan xen thực hiện dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Theo đó, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng thời gian và chương trình đã tinh giản, đồng thời tổ chức dạy học và ôn tập sao cho phù hợp, quyết tâm để có thể hoàn thành chương trình trước 15.7, đặc biệt với học sinh khối 12.

Về kỳ thi THPT quốc gia, nhiều lãnh đạo sở GD-ĐT có mặt tại cuộc họp nêu mong muốn vẫn tổ chức thi. Việc giữ ổn định kỳ thi tránh được nhiều xáo trộn, đặc biệt với học sinh. Hiện nay, số lượng học sinh có nhu cầu thi đại học rất lớn, nếu không tổ chức thi THPT quốc gia, các em sẽ phải đến thành phố lớn để dự thi tại các trường đại học, rất áp lực và căng thẳng, tốn kém. Về nội dung này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán để có phương án phù hợp cho mọi tình huống.

Đến nay, đã có tỉnh Cà Mau quyết định cho học sinh lớp 9, 12 đi học lại từ ngày 22.4. Một số địa phương thông báo cho học sinh nghỉ hết tháng 4. Các địa phương khác vẫn chưa thông báo thời điểm học sinh đi học trở lại.

Tường Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Địa phương nguy cơ thấp có thể cho học sinh đi học trở lại