Bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC, đề nghị xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm (voucher) đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định để kích cầu tiêu dùng.
Thị trường và chính sách

Đề xuất phát voucher cho người dân sử dụng để kích cầu tiêu dùng

Lam Thanh 04/10/2024 16:35

Bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC, đề nghị xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm (voucher) đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định để kích cầu tiêu dùng.

Đề nghị xem xét phát voucher cho người dân

Tại cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các doanh nhân ngày 4.10, bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC cho rằng để thúc đẩy hơn nữa lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, cần có những chính sách "kích cầu tiêu dùng".

Bà Ngọc cho hay một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines lựa chọn chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân, hoặc Singapore cung cấp phiếu mua sắm với các chương trình hỗ trợ tài chính tương tự.

“Đối với Việt Nam, nên chăng xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm (voucher) đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định”, bà Ngọc nói.

Theo bà Ngọc, những voucher này tập trung cân đối được những mặt hàng cần kích cầu và nhu cầu thực tế của người dân. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông, nhà nước thu được ngân sách, hệ sinh thái logistic và các dịch vụ đi kèm được phát triển… sẽ thêm vào các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân, vì bản thân phiếu voucher chính là cách giảm thuế thu nhập cá nhân.

ngoc-2.jpg
Huỳnh Bích Ngọc, Phó chủ tịch thường trực Tập đoàn TTC

Bà Ngọc cũng nêu, Luật Các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu.

Lý do là ngân hàng thương mại không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép tổ chức kinh tế nhận thế chấp, nhưng lại chưa có hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn tới việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó trong việc xác định chủ thể nhận thế chấp.

Đại diện Tập đoàn TTC kiến nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện phát triển thị trường vốn, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả.

Bà Ngọc cũng đề nghị thị trường vốn nên được xây dựng thành một kênh huy động vốn quan trọng hơn, đặc biệt cần khuyến khích sự đa dạng của các sản phẩm chứng khoán như viễn thông, công nghệ, năng lượng tái tạo và bán lẻ...

“Chính phủ cần tạo cơ chế với các chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân niêm yết các loại hình hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài dài hạn”, bà Ngọc nói.

Đại diện TTC cũng nêu rằng việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là rất cần thiết. Việc này sẽ hỗ trợ thị trường vốn Việt Nam phát triển đa dạng đóng góp tỷ trọng lớn về nguồn vốn bền vững bên cạnh thị trường tiền tệ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao vị thế Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai mong muốn Đảng, Chính phủ và Nhà nước miễn, hoãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua.

Đặc biệt, theo ông Long, trong Luật Đất đai sửa đổi, hiện nay thuế đất trong sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều bất cập. Đó là giá đất thương mại dịch vụ đang áp dụng ở phần đất ở, đất thương mại trong đô thị. Vì thế, giá đất thương mại dịch vụ đang ở mức cao so với mặt bằng chung. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

thang-1.jpg
Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel, cho hay khi kinh doanh ra nước ngoài, doanh nghiệp rất cần điểm tựa, nhất là tại những nước không có sứ quán, bảo hộ đầu tư. Theo đó, cần có chiến lược hoặc nghị quyết về lĩnh vực này để doanh nghiệp tự tin đi ra nước ngoài.

“Cần nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài qua những chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hay những chuyến thăm của lãnh đạo, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam; giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đầu đàn, với những thế mạnh tại những vùng, khu vực cụ thể, cùng với các doanh nghiệp khác của Việt Nam tạo hệ sinh thái đầy đủ tại các nước đầu tư”, ông Thắng nêu.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, bày tỏ mong muốn không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự. Ngoài ra, ông cũng mong tất cả các cơ quan quản lý phối hợp để tháo gỡ hơn 500 dự án để tăng cung, giảm giá nhà, đồng thời thực hiện được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội mà Chính phủ đã phát động.

Ngành ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là người bạn đồng hành bởi vì doanh nghiệp vừa là người gửi tiền, vừa là người đi vay trong hệ thống ngân hàng.

Mỗi khi nền kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp gặp khó, hệ thống ngân hàng đều quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, đặc biệt như trong đại dịch COVID-19 hay trước nhiều biến động thời gian qua, như cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí đối với doanh nghiệp...

Tuy nhiên, ngoài mục tiêu hoạt động thông thường như doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng là trung gian tài chính, huy động tiền để cho vay nên vẫn phải thực hiện các nguyên tắc, kỷ luật tài chính, bảo đảm an toàn cho mỗi tổ chức tài chính, theo đó cả hệ thống ngân hàng an toàn.

Với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ và các tổ chức tín dụng, NHNN muốn giảm lãi suất thấp, cung ứng đầy đủ tín dụng nhưng sứ mệnh của NHNN phải góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Bài liên quan
ĐBQH đề nghị xây dựng bảng lương riêng, đãi ngộ phù hợp cho nhà giáo
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng lương vẫn không phù hợp. Do đó, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất phát voucher cho người dân sử dụng để kích cầu tiêu dùng