Theo đề án của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển từ bộ quản lý ngành như hiện nay về một cơ quan chuyên trách. Còn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kinh doanh khác thuộc bộ sẽ chuyển về SCIC.

Đề xuất lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước tại DNNN

Trí Lâm | 27/05/2016, 17:11

Theo đề án của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển từ bộ quản lý ngành như hiện nay về một cơ quan chuyên trách. Còn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kinh doanh khác thuộc bộ sẽ chuyển về SCIC.

“Đau đầu” chuyện quản lý tài sản DNNN

Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn tài sản và tài sản sở hữu toàn dân vào sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Nếu tính toàn bộdoanh nghiệp có 100% và trên 50% vốn sở hữu nhà nước thì tổng tài sản lên đến hơn 5,4 triệu tỉ đồng (khoảng 257 tỉ USD).

Thông tin này được đưa ra tại buổi đối thoại chính sách về khó khăn thách thức trong thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng 27.5.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn đặt ra hiện nay là việc làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực trên, bởiđây là công cụ đắc lực để Nhà nước làm tốt việc điều tiết kinh tế.

Theo ông Phạm Đức Trung - Phó trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp, kinh nghiệm quá khứ đã chỉ ra rằngthất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật là do quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước không tốt, không rõ trách nhiệm. Do đó, vấn đề nổi cộm là cần phải thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động của DNNN.

Nhưng liên hệ thực tế hiện nay, so với yêu cầu quản lý, giám sát DNNN, pháp luậtcòn thiếu hoặc quy định chưa rõ ở nhiều nội dung như tổ chức bộ máy; trách nhiệm công khai, minh bạch hóa thông tin; căn cứ giám sát, đánh giá… Đồng thời, một số nội dung đã có quy định nhưng chưa thật sự thúc đẩy cải thiện quản trị DNNN.

Nhìn từ góc độ quản lý tổng thể nền kinh tế và cải cách thể chế, có tình trạng thiếu tách bạch các chức năng nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ cạnh tranh và sử dụng nguồn lực nhà nước. Còn nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì việc phân tách quyền sở hữu sẽ làm gia tăng mức độ phức tạp của chế độ báo cáo, xin chủ trương.

Nghị quyết của Đại hội Đảng 12 cũng nêu rõ, cần tách chức năng chủ sở hữu tài sản nhà nước và chức năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, UBND cấp tỉnh đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.

Nên thành lập cơ quan chuyên trách

Theo báo cáo của CIEM, mỗi DNNN chỉ có một cơ quan đại điện chủ sở hữu. Các cơ quan nhà nước khác thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Quy định mới này sẽ thay đổi cơ quan chuyên trách. Đối vớitập đoàn, tổng công ty quy mô lớn hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển từ bộ quản lý ngành như hiện nay về một cơ quan chuyên trách. Các DNNN kinh doanh khác thuộc bộ sẽ chuyển về SCIC.

Doanh nghiệp nhà nước địa phương, công ích, quốc phòng, an ninh vẫn do UBND cấp tỉnh, bộ quản lý ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm đại diện chủ sở hữu như hiện nay. Các ngân hàng thương mại vẫn do Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Về cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật và lộ trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNNđến năm 2020.

Đây là cơ quan thuôc Chính phủ, có tên gọi dự kiến là “Ủy ban đại diện Chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.

Trước đề xuất này, đa số các chuyên gia đều đồng tình, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiều ý kiến e ngại sẽ tạo ra một cơ quan tập trung quyền lực mới, dồn quá nhiều nguồn lực về một đầu mố quản lý, dễ phát sinh rủi ro; tăng biên chết Nhà nước và thủ tục hành chính; số lượng DNNN thuộc các bộ giảm mạnh; năng lực chuyên môn kĩ thuật của cơ quan mới chưa chắc đã bằng các bộ quản lý hiện nay…

Do đó, có tâm lý hoài nghi cơ quan mới có gì “hơn” được cơ quan chủ sở hữu hiện nay; hình thức tổ chức của cơ quan chuyên trách vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất…

Ý tưởng mấy chục năm chưa làm được

Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM nêu ra một số dự án nghìn tỉ thua lỗ như xơ sợi đình Vũ, đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên, Ethanol Phú Thọ, đường sắt cao tốc, Vinashin, Vinalines.đang làm hao mòn tài sản quốc gia. Do đó việc thành lập cơ quan chuyên trách về đại diện chủ sở hữu là hết sức cần thiết.

Theo ông Cung, cần phải tập trung được nguồn lực đang phân tán hiện nay, sử dụng nó hiệu quả vào đúng các mục tiêu chiến lược.“Nếu tăng vài nghìn biên chế nhưng tăng được hiệu quả như vậy thì cũng đáng. Khu vực này có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, cơ quan chuyên trách này như một giải pháp cải cách tăng trưởng”, ông nhấn mạnh.

Theo chuyên giakinh tế LêXuân Bá -nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trungương,ý tưởng này có từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đặt ra mục tiêu trong vòng 5 năm cố gắng thực hiện, nhưng mấy chục năm nay chưa làm được.“Cái phân vân của nhiều ngời cũng như nhiều ngành là liệu cơ quan kia có to quá không và có làm được không. Cần phải thuyết phục được họ chứ không họ sẽ khó đồng tình”,ông Bá nói.

Cũng theo ông Bá, phải thay đổi tư duy quá dựa vào DNNN, tài sản nhà nước phải này càng bé đi, bởi vì Nhà nước làm thì không thể tốt bằng tư nhân được. Đã 20 năm chúng ta ngồi đây tranh luận trong khi tài sản vẫn thất thoát, chúng ta còn ngồi đây đến bao giờ?

Trí Lâm

Ảnh minh họa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước tại DNNN