Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các doanh nghiệp năm 2020 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân có thể hiểu được nhưng không hợp lý, không nên áp dụng.

Đề xuất giảm thuế cho tất cả doanh nghiệp: Không hợp lý!

Bùi Trí Lâm | 14/09/2020, 16:00

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các doanh nghiệp năm 2020 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân có thể hiểu được nhưng không hợp lý, không nên áp dụng.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban 4) vừa đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các doanh nghiệp năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỉ đồng.

Để kích cầu tiêu dùng, đối với thuế giá trị gia tăng (VAT), Ban 4 đề xuất giảm mức thuế suất từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

Về chính sách tín dụng, Ban 4 đề xuất ngân hàng mở rộng hình thức vay tín chấp, tiếp tục ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ...

Doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp logistics (một phần của quản trị chuỗi cung ứng) mong muốn được áp dụng mức giá điện như ngành sản xuất thay vì giá điện dịch vụ như hiện nay trong điều kiện ngành điện chưa ban hành khung giá điện mới, hỗ trợ doanh nghiệp chống chọi vượt qua đại dịch COVID-19.

Mới đây Ban 4 đã công bố khảo sát lần ba với gần 400 doanh nghiệp và 15 hiệp hội về những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu để trình Thủ tướng Chính phủ. Kết quả: 20% doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi và 2% doanh nghiệp đã giải thể, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng do đại dịch.

Trước đó, vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020. Theo đó, Quốc hội quyết giảm 30% thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỉ đồng.

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng đề xuất này có thể hiểu được nhưng không hợp lý, không nên áp dụng.

Theo ông Thịnh, đại dịch này trăm năm có một, xảy ra với tất cả nền kinh tế, các doanh nghiệp lớn cũng nên chịu rủi ro như người dân cũng như các doanh nghiệp khác.

“Nếu anh đã bị ảnh hưởng, ít doanh thu thì số thuế đóng cũng ít. Ngân sách Nhà nước đang khó khăn, xét tổng thể thì Nhà nước mong muốn hỗ trợ giảm thuế cho các doanh nghiệp thu nhập ít, dưới 200 tỉ doanh thu thôi. Các doanh nghiệp cũng nên nhìn thấy rủi ro mà cố gắng vươn lên chứ không nên đòi hỏi, vì ngân sách vừa giảm thu, lại phải chi ra rất nhiều để chống dịch, hỗ trợ”, ông Thịnh nói và cho rằng nếu Nhà nước hỗ trợ tất cả được thì tốt chứ các doanh nghiệp không nên đòi hỏi.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô – Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng các biện pháp hỗ trợ như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là không hiệu quả và không thực chất, bởi chính sách này chỉ giúp cho một số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng hoặc đang hưởng lợi, chứ không cứu được đa số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong nền kinh tế hiện nay.

“Các thành viên của Ban 4 đều là các đại diện của nhóm doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp này không nằm trong diện được hưởng ưu đãi đợt 1. Do đó, những đề xuất này mang tính có lợi cho những doanh nghiệp của những người đề xuất hơn là vì lợi ích chung của cả nền kinh tế”, ông Phạm Thế Anh nói.

Theo khảo sát của chính Ban 4, có 2% doanh nghiệp chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Như vậy, ông Thế Anh cho rằng việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ làm lợi cho nhóm 2% chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

“Vậy tại sao nhà nước lại phải dùng ngân sách để hỗ trợ cho họ? Họ đâu có gặp khó khăn mà phải cần hỗ trợ. Trong khi đó, nguồn lực ngân sách của năm nay và thậm chí là các năm tới là rất hạn hẹp”, ông Phạm Thế Anh nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất giảm thuế cho tất cả doanh nghiệp: Không hợp lý!