Bộ Công Thương đề xuất chuyển 11 doanh nghiệp do bộ này quản lý về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC.

Đề xuất chuyển 11 DNNN thuộc Bộ Công Thương về 'siêu ủy ban'

Lam Thanh | 23/08/2023, 17:25

Bộ Công Thương đề xuất chuyển 11 doanh nghiệp do bộ này quản lý về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC.

Tại văn bản số 5480/BCT-KHTC gửi Văn phòng Chính phủ về kết quả giám sát tình hình chấp hành pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn, bộ đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước.

Tại các văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề xuất việc thực hiện bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả doanh nghiệp do bộ là đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC trong giai đoạn 2022-2025.

Việc này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

veam.jpg
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)

Các doanh nghiệp đề xuất chuyển giao gồm: Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam; Công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và Vật liệu xây dựng BMC; Công ty CP Viện nghiên cứu dệt may; Công ty CP Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Theo Bộ Công Thương, đến nay có ba doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán cổ phần hóa gồm Tổng công ty Thép (VNSteel), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) do còn tồn tại khó khăn, vướng mắc.

Trong số các doanh nghiệp trên, nhiều doanh nghiệp đang sở hữu mức doanh thu, lợi nhuận cả nghìn tỉ đồng/năm như: VEAM có doanh thu 6 tháng đầu năm là 6.170 tỉ đồng; Habeco là 2.078 tỉ đồng; MIE là 584 tỉ đồng; Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỉ đồng...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất chuyển 11 DNNN thuộc Bộ Công Thương về 'siêu ủy ban'