Bộ GD-ĐT vừa ban hành Công văn hướng dẫn xác định nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Đề thi từ năm 2019 sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức chương trình THPT

Hải Yến | 30/09/2017, 06:13

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Công văn hướng dẫn xác định nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Khẳng định ngay từ đầu văn bản, Bộ GD-ĐT lưu ý các Sở GD-ĐT nên nâng cao, đánh giá chất lượng giáo dục của kỳ thi THPT quốc gia. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia các năm 2015, 2016, 2017; đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định từ năm 2018 đến năm 2020.

Bên cạnh đó, các Sở GD-ĐT cần chuẩn đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và có các phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh tại địa phương.

Theo công văn này, nội dung đề thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12;từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi THPT sẽ nằm trong toàn bộ chương trình cấp THPT. Phương thức thi không thay đổi so với năm 2017.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi của kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Triển khai kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ 2 đối với các cơ sở giáo dục đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm. Phấn đấu đánh giá ngoài ít nhất 20% số trường đã được công nhận tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm. Tiếp tục sử dụng hiệu quả phần mềm hỗ trợ công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Về nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực: Ở bậc phổ thông, các địa phương phải rà soát lại giáo dục cơ bản, giáo dục mũi nhọn, củng cố trường THPT chuyên, Bộ sẽ cân nhắc việc xây dựng thông tư hướng dẫn riêng về nhiệm vụ này, lấy nòng cốt từ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa để các kỳ thi nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy giáo dục mũi nhọn, tạo nguồn bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về phân luồng và định hướng nghề nghiệp: Các tỉnh phải chú trọng bố trí số lượng giáo viên nghiêm túc thực hiện phân luồng, chấm dứt tình trạng kiêm nhiệm, việc hướng dẫn phân luồng, trải nghiệm phải làm tốt để học sinh định hướng nghề nghiệp, tạo tâm lý bình đẳng giữa đại học, nghề nghiệp.

Đồng ý với những nhiệm vụ và giải pháp bao quát vấn đề nóng của ngành giáo dục trong nhiều năm nay, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cho biết ngành giáo dục trong những năm tới có thể nhìn thấy sự hoàn thiện dần trong việc nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo. Việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýcác cấp là vô cùng cần thiết hiện nay đối với ngành giáo dục. Vấn đề cần lưu tâm nhấtlà Bộ GD-ĐT không nên chỉ đổi mới khâu khảo thí mà cần đổi mới khâu đánh giá trong dạy học cho giáo viên. Giáo viên chỉ quen đánh giá kết quả học tập chứ không biết đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh theo hướng hình thành năng lực.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề thi từ năm 2019 sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức chương trình THPT