Trò chuyện tại Ngày hội sáng chế trẻ 2016, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT đã có câu nói truyền cảm hứng cho hàng loạt bạn trẻ đam mê sáng chế nhưng vẫn còn đang loay hoay chọn lựa con đường đi cho mình: “Muốn sáng chế thành công, các bạn trẻ phải làm nhiều hơn những người khác”.

Để sáng chế thành công hãy làm nhiều hơn những người khác

Thu Anh | 07/11/2016, 15:06

Trò chuyện tại Ngày hội sáng chế trẻ 2016, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT đã có câu nói truyền cảm hứng cho hàng loạt bạn trẻ đam mê sáng chế nhưng vẫn còn đang loay hoay chọn lựa con đường đi cho mình: “Muốn sáng chế thành công, các bạn trẻ phải làm nhiều hơn những người khác”.

Tại Ngày hội sáng chế trẻ 2016 diễn ra vào ngày 6.11 tại Bảo tàng Hà Nội, buổi tọa đàm đã thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ của các bạn trẻ mà còn có nhiều bậc phụ huynh cùng hưởng ứng.

Tại tọa đàm, một clip được phát lên với những quan niệm trái chiều về nghiên cứu, về sáng chế, theo đó các bậc phụ huynh trong clip đều cho rằng làm khoc học sáng chế là nghèo, khổ, viển vông và chưa kể, người làm nghề này còn có gì đó không được bình thường. Và thực tế cho thấy, nhiều bạn học sinh cấp 3 hiện nay muốn theo đuổi con đường sáng chế đều bị sự phản đối từ phía gia đình.

Giải thích cho con đường của những sáng chế tương lai, diễn giả, nhà sáng chế trẻ Lê Anh Tiến (Giải thưởng Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2016) chia sẻ: “Trong xu thế toàn cầu, tương lai ngành sáng chế ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các bạn trẻ theo đuổi sâu về sáng chế có rất nhiều lựa chọn như làm kỹ sư, tích lũy kinh nghiệm để có thêm nhiều sáng chế hoặc cũng có thể trở thành một nhà kinh tế… Đây là một ngành rộng, có mặt trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và do đó, người làm sáng chế không lo thiếu “đất” để hành nghề”.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Tuy nhiên, sẽ có vô vàn những khó khăn nảy sinh trong quá trình theo đuổi khoa học sáng chế từ khách quan như điều kiện xã hội, sự phản đối của gia đình, áp lực học hành thi cử ở trường đến chủ quan như năng lực chuyên môn, năng lực tài chính của bản thân…

“Việc sáng chế ở Việt Nam thực sự là khó khăn khi chúng ta đang thiếu đi hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn, thiếu dụng cụ, khó khăn trong sự lựa chọn theo đuổi sáng chế đến việc bố trí thời gian… Và có rất nhiều lí do khó khăn khác nữa”, thầy Nguyễn Công Toản – Phó chủ nhiệm bộ môn Vật lý – Trường THPT Chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội giải thích thêm.

Tiếp lời thầy Toản, anh Trần Vũ Tuấn Phan - Giám đốc Trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) cho rằng nếu chọn con đường trở thành một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp – mũi nhọn để xã hội tiếnhóa, các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với nhữngkhó khăn, sự cô đơn, thậm chí là không nhận được sự thấu hiểu từ phía những người xung quanh.

Các diễn giả trong buổi tọa đàm - Ảnh: Young Makers

Theo anh TuấnPhan, cách đây 5 năm, hầu hết chưa ai nhắc đến khái niệm startup, những phong trào về khởi nghiệp vô cùng rời rạc. Nhưng đếnbây giờ, khởi nghiệp đã trở thành một hiện tượng quen thuộc nhưng nó có phần phong trào, hình thức mà chưa có sự chuyên sâu.

“Điều quan trọng là các bạn trẻ biết được làm sáng tạo là vì gì: đam mê hay danh vọng. Nếu dồn tết tâm huyết, thời gian, trí tuệ cho sáng tạo thì bản thân sẽ không bao giờ nghĩ đến sự hỗ trợ. Nếu nghĩ như vậy, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Hãy làm vì đam mê thay vì hỗ trợ”, anh Tuấn Phan nhấn mạnh.

Cũng là một nhà nghiên cứu, anh Tuấn Phan thấu hiểu được những khó khăn của các bạn trẻ hiện nay khi bước đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học. Theo đó, anh Tuấn Phan cho biết những dự án hỗ trợ cho nghiên cứu có rất nhiều từ Bộ KHCN như các cuộc thi giúp cho các bạn trẻ thể hiện và thực hiện hóa những ý tưởng của mình. Ngoài ra, những đơn vị ngoài nhà nước, những công ty như FPT hay những công ty nhỏ hơn cũng có những chương trình, những cuộc thi về Công nghệ khởi nghiệp mà các bạn có thể tham gia được.

“Hàng năm, Bộ KHCN có kinh phí cho sự nghiệp khoa học dành cho những nghiên cứu, những nhà khoa học nghiên cứu trên mọi lứa tuổi rơi vào 400 – 500 tỉ đồng. Đây là con số khá lớn đủ để cho các bạn triển khai những ý tưởng ban đầu (không phải là những nghiên cứu quá lớn). Vậy tiền không phải là vấn đề chính cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là cho sáng chế”, anh Phan khẳng định.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tích HĐQT FPT - Ảnh: Young Makers

Làm nhiều hơn từ những điều giản đơn

Với những khó khăn, những rào cản trước mắt, các bạn học sinh, những nhà sáng chế đang đi tìm câu hỏi: Vậy làm sao để sống được với những sáng chế, với đam mê khoa học?

Trước câu hỏi này, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQTFPT đã có câu nói truyền cảm hứng cho hàng loạt bạn trẻ đam mê sáng chế nhưng vẫn còn đang loay hoay chọn lựa con đường đi cho mình: “Muốn sáng chế thành công, các bạn trẻ phải làm nhiều hơn những người khác”.

Chia sẻ thêm về điều này, thầy Toản cho rằng tất cả những sáng chế đều bắt nguồn từ sự yêu thích, đam mê và có thể thực hiện từ những thứ đơn giản nhất xung quanh chúng ta như trong trường, lớp, trong chính ngôi nhà của các em. Do vậy những khó khăn đó hoàn toàn có thể khắc phục được.

Hiện nay, các bạn trẻ có nhiều thuận lợi khi được sống trong một xã hội mới, có nhiều điều kiện giúp đỡ các bạn hoàn thiện và tiến xa hơn trong ngành sáng chế. Bởi những sáng chế đơn giản chỉ là bắt đầu từ những gì đời sống nhất, đơn giản nhất, bé nhỏ nhất để tiến tới những cái cao siêu hơn nữa như thông điệp mà Ngày hội sáng chế trẻ mang tới: ‘Gara Sau Nhà’: Sáng chế đỉnh cao từ những điều gần gũi.

Còn theo như kinh nghiệm của nhà sáng chế trẻ Lê Anh Tiến, ngoài việc phân chia thời gian hợp lý, các bạn trẻ cần có kế hoạch ngắn hạn như làm công việc part-time để hỗ trợ kinh phí cho việc sáng chế. Ngoài ra, các bạn trẻ làm sáng chế cũng có thể tham khảo các quỹ hỗ trợ uy tín Quỹ sáng chế Newton để hoàn thiện sản phẩm hơn.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để sáng chế thành công hãy làm nhiều hơn những người khác