Hỗ trợ nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là cách hiệu quả hàng đầu để giảm tác động và ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

Để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ cần có sự phối hợp toàn cầu

Đan Thuỳ | 26/07/2022, 09:59

Hỗ trợ nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là cách hiệu quả hàng đầu để giảm tác động và ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

Ngày 23.7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ.

Căn bệnh này do vi rút thuộc chi orthopoxvirus có "họ hàng" với bệnh đậu mùa gây ra. Đậu mùa khỉ gây sốt, sưng hạch bạch huyết và phát ban đặc biệt trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và cơ quan sinh dục. Nam giới đồng tính nam và lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, cũng như những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới khác. Đây có thể là một căn bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong khoảng 3 - 6%, mặc dù đại đa số người bệnh có thể tự phục hồi tại nhà mà không cần nhập viện hoặc dùng thuốc.

Tuyên bố này của WHO bất thường ở chỗ, Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã vượt qua Ủy ban Khẩn cấp (một ủy ban cố vấn gồm các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới về vi rút học, dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng) để gióng lên hồi chuông cảnh báo. "Chúng ta có một đợt bùng phát đậu mùa khỉ đang lan nhanh khắp thế giới, thông qua các phương thức lây truyền mới mà chúng ta hiểu biết quá ít", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ. 

20220621_benh-dau-mua-khi-thuong-xuat-hien-tai-cac-quoc-gia-tay-phi-trung-phi.jpeg

Đối với một căn bệnh được cho là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm, nó phải ở một ngưỡng gây nguy hiểm cao. Nó phải là một "sự kiện bất thường" tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác do sự lây lan nhanh trên toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp phản ứng của quốc tế. 

Cho đế nay, mức cảnh báo cao nhất của WHO đã được đưa ra với các căn bệnh như bại liệt, COVID-19, Ebola, vi rút Zika và cúm lợn H1N1. Kể từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên ở người được phát hiện vào năm 1970 tại nước cộng hòa dân chủ Congo, các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã được kiềm chế phần lớn và chỉ trong phạm vi khoảng 10 nước châu Phi. Song trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh đã lên đến hơn 15.000 ca trên khắp thế giới. 

Mối quan tâm của tiến sĩ Tedros hiện nay là sự gia tăng các ca bệnh và cách thức vi rút lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới thông qua quan hệ tình dục. Một tài liệu nghiên cứu mới về 528 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 16 quốc gia cho thấy 98% những người bị nhiễm bệnh là nam giới đồng tính hoặc lưỡng tính, 75% trong số họ là người da trắng và 41% bị nhiễm HIV. Không có phụ nữ nào nằm trong số các trường hợp mắc bệnh, và 95% trường hợp được cho là có liên quan đến lây truyền qua đường tình dục. Những phát hiện này rất quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả và phù hợp để ngăn chặn sự lây lan của đậu mùa khỉ, đặc biệt cần tập trung chủ yếu vào nhóm có nguy cơ cao nhất hiện nay: nam giới có quan hệ tình dục đồng giới (MSM). 

Tiêu chuẩn trong lĩnh vực y tế công cộng khi giải quyết các bệnh truyền nhiễm là xác định nhóm nào có nguy cơ cao nhất và đưa ra các biện pháp hỗ trợ để giảm tác động tiêu cực mà bệnh có thể gây ra. Các chiến dịch tiêm phòng được điều chỉnh để bảo vệ người mang thai hoặc người lớn tuổi - một số trong những nhóm có nguy cơ cao nhất về bệnh tật và tử vong do bệnh. Đậu mùa khỉ cũng là một căn bệnh có thể dễ dàng lây lan ra ngoài cộng đồng MSM, do phương thức lây nhiễm của nó là thông qua việc tiếp xúc gần giữa các thành viên trong gia đình và nhân viên y tế.

May mắn thay, thế giới đã có một loại vắc xin hiệu quả được phát triển ngừa bệnh đậu mùa nay cũng đã được phê duyệt để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, hiện loại vắc xin này không sẵn có.

anh-chup-man-hinh-2022-07-26-luc-09.23.50.png

Phản ứng cần thiết đối với bệnh đậu mùa khỉ là nỗ lực tiêm chủng mạnh mẽ trong cộng đồng MSM và đảm bảo cung cấp đầy đủ cơ hội tiếp cận vắc xin cho tất cả những người cần. Cần có thông điệp và giáo dục rõ ràng để nâng cao nhận thức về các triệu chứng và xét nghiệm, đồng thời hỗ trợ những người muốn cách ly.

Nếu chỉ khuyến cáo mọi người không quan hệ tình dục thì sẽ không có tác dụng.  Sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ ra cách giảm thiểu rủi ro và bảo vệ bản thân.

Với tình trạng mệt mỏi sau nhiều năm phải ứng phó với đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo y tế công cộng không muốn tiếp tục rơi vào trạng thái căng thẳng.  Tuy nhiên, đây là một tình huống nghiêm trọng và là một tình huống khẩn cấp toàn cầu thực sự, như WHO đã tuyên bố rõ ràng. Thay vì mệt mỏi, hoài nghi, đã đến lúc các chính phủ phải tăng cường phản ứng phù hợp. Nó sẽ không liên quan đến việc phong tỏa, đóng cửa, mà là giám sát, thử nghiệm, tiếp cận với các nhóm có nguy cơ cao nhất và quan trọng nhất là tiêm chủng có mục tiêu.

Các nước khu vực Tây Phi đã phải vật lộn với bệnh đậu mùa khỉ trong nhiều năm. Căn bệnh này là một lời nhắc nhở rằng một căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Lịch sử loài người sống sót sau những đợt bùng phát dịch bệnh cho thấy rằng cách tiếp cận tốt nhất là phối hợp tập thể. Nếu một đám cháy đang bùng phát trong vườn nhà hàng xóm bạn, điều cấp thiết là phải giúp họ dập tắt nó, không chỉ bởi vì đó là điều đúng đắn cần làm, mà còn vì đám cháy có thể lan sang nhà của bạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ cần có sự phối hợp toàn cầu