“Cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở, hiện đại, lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, phát biểu tại Hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ở TP.Cần Thơ, khai mạc ngày 26.9.

ĐBSCL đối phó thế nào trước biến đổi khí hậu?

Quốc Trung | 26/09/2017, 13:05

“Cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở, hiện đại, lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, phát biểu tại Hội nghị Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ở TP.Cần Thơ, khai mạc ngày 26.9.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin, ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố, có tổng diện tích 3,94 triệu ha, dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước. ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam.

Tính đến tháng 4.2017, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng nông sản của ĐBSCL đã có mặt và được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới.

Bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý nhà nước còn bất cập, thừa chồng chéo, thiếu phối hợp. Những tác động này tạo ra các thách thức vô cùng to lớn, đe doạ quá trình phát triển của vùng ĐBSCL, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là an ninh lương thực.

Những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay của ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước, phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng”.

Phó thủ tướng cho rằng: “Do đó, định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH có ý nghĩa rất quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo”.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ĐBSCL hiện có 2.538 quy hoạch, trong đó có 2 quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020 vàQuy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Có 8 quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, lĩnh vực cấp vùng, bao gồm: Thủy lợi; Nuôi, chế biến cá tra; Nuôi tôm nước lợ; Sản xuất lúa; Du lịch; Cấp nước; Thoát nước; Giao thông vận tải. Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Lập và phê duyệt 2009; điều chỉnh 2014). Quy hoạch sử dụng đất của 13 tỉnh thuộc ĐBSCL đã được phê duyệt.

Tuy nhiên nhìn chung còn thiếu sự gắn kết, kết nối và tích hợp các yếu tố vùng. Hiện tại chưa có quy hoạch sử dụng đất cho toàn vùng ĐBSCL...

Để có thể chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL và thích ứng với BĐKH, cần thiết phải nhận diện được các thách thức và các cơ hội đối với ĐBSCL để có thể đề xuất những giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển phù hợp.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu tại hội nghị tập trung vào các vấn đề chính: Phân tích, nhận diện được đầy đủ hơn các thách thức do BĐKH, quá trình phát triển nội tại của vùng ĐBSCL, các hoạt động sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn. Dự báo được các xu thế tác động chính, nhận diện được các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định hình mô hình phát triển vùng ĐBSCL và các định hướng chuyển đổi lớn.

Toàn cảnh hội nghị

Thảo luận và đề xuất các cơ chế chính sách đổi mới có tính đột phá nhằm tận dụng cơ hội chuyển hoá các thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền vững ĐBSCL; trong đó, tập trung vào các cơ chế về đất đai, thuế, kiến tạo thị trường, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Xác định các dự án, các nhóm nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên với nguồn lực, lộ trình thực hiện phù hợp trong tổng thể phát triển toàn vùng với sự tham gia của các bên bao gồm: Chính phủ, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân và doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL và các khu vực lân cận, nhất là TP.HCM.

“Các giải pháp đưa ra cần có tính đột phá, khả thi cao, mang tính kết nối liên vùng và nội vùng, có sự thống nhất, kế thừa các chủ trương, chính sách, các giải pháp ứng phó với BĐKH tại vùng ĐBSCL đã được đề ra trong thời gian vừa qua…”, Phó thủ tướng chỉ đạo.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.9. Ngày thứ nhất, sẽ được tham gia các phiên thảo luận chuyên đề về định hình chiến lược phát triển bền vững: Nhận diện thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho vùng ĐBSCL; Quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng và cơ chế điều phối vùng; Phát triển nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, chủ động phòng chống thiên tai, sạt lở; Nhu cầu, cách thức huy động và điều phối nguồn lực.

Dự kiến kết quả thảo luận, trao đổi ngày thứ nhất sẽ được Bộ trưởng các Bộ KH&ĐT, TN&MT, NN&PTNT báo cáo tại phiên toàn thể ngày thứ 2 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, là cơ sở để tiếp tục trao đổi đi đến thống nhất các định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, khả thi, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện.

Những kết quả của Hội nghị sẽ là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững thích ứng với BĐKHvùng ĐBSCL.

Thanh Quốc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBSCL đối phó thế nào trước biến đổi khí hậu?