Ở trẻ nhỏ, giao tiếp xã hội là một phần của sự phát triển, thể hiện sự trưởng thành cũng như hình thành tính cách của trẻ, và có nhiều giai đoạn khác nhau.

Dạy con cách giao tiếp xã hội

CTV Thùy Như, 0918138508, VCB 0441000613273 | 07/10/2019, 07:02

Ở trẻ nhỏ, giao tiếp xã hội là một phần của sự phát triển, thể hiện sự trưởng thành cũng như hình thành tính cách của trẻ, và có nhiều giai đoạn khác nhau.

Ngay khi biết nói chuyện với cha mẹ, trong nhận thức của trẻ đã định hình tính cách xã hội. Nhưng nếu trẻ không có năng khiếu giao tiếp, cha mẹ hãy giao tiếp tích cực với trẻ có bài bản hơn. Vậy cách tốt nhất để dạy trẻ cách giao tiếp xã hội là gì?

Bước đi đầu tiên, luôn quan trọng

Mối liên hệ giữa cha mẹ và trẻ có xu hướng hình thành một “bản vẽ” thiết kế sẵn cho những mối liên hệ sau này. Khi nói chuyện với trẻ, hãy chú ý thái độ, cách cư xử và cách trả lời của bạn đối với trẻ. Bước đầu, hãy thực hành giao tiếp với trẻ nằm trong phạm vi gia đình một cách tích cực, bằng cách nói chuyện với trẻ mỗi ngày. Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ như dịp cuối tuần, các bữa cơm gia đình, khi mọi người quây quần bên nhau.

Nhân cơ hội này, lắng nghe và quan sát cách trẻ nói chuyện với bạn. Đây là phương pháp hữu hiệu để biết cách trẻ xử lý thông tin, có thể trả lời nhanh các câu hỏi của bạn, có dành thời gian suy nghĩ trước khi trả lời, hoặc có đề cập đến những chi tiết cụ thể, khi trò chuyện với bạn.

Những bữa ăn gia đình là cơ hội tốt để dạy trẻ giao tiếp - Ảnh: minh họa

Động viên trẻ giao tiếp

Hãy khuyến khích các thành viên trong gia đình nói chuyện cùng trẻ, bất cứ lúc nào có thể, bằng cách chia sẻ hoặc khuyến khích trẻ giao tiếp. Những cuộc giao tiếp, bình luận về tin tức thường nhật, kế hoạch hoạt động vào ngày cuối tuần, có thể khiến trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia.

Ngoài ra, cha mẹ cần đề ra một số quy định khi nói chuyện với trẻ như tất cả thành viên đều cùng nói, không ngắt lời khi người khác đang nói. Khi cần nhận xét lẫn nhau, lời nói phải lịch sự, có tính động viên, khích lệ.

Tuy vậy, khi trẻ không nghe lời bạn, làm theo ý riêng của trẻ, tức trẻ muốn chứng tỏ sự độc lập của chúng. Thế nhưng, đây chỉ là giai đoạn trẻ tìm tòi học hỏi những tác động về mặt xã hội từ mọi người xung quanh, nên không có gì đáng lo lắng.

Chú ý ngôn từ khi giao tiếp với trẻ

Khi dạy trẻ giao tiếp, cha mẹ cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, đơn giản hóa cuộc nói chuyện, bằng cách tập trung vào những điểm quan trọng nhất, nhằm khuyến khích trẻ đưa ra những suy nghĩ, ý kiến của chúng. Sau đó, hãy nói với trẻ về quan điểm của bạn. Để giao tiếp với trẻ hiệu quả, hãy duy trì giao tiếp bằng mắt nhằm thu hút sự tập trung của trẻ vào cuộc nói chuyện.

Dạy trẻ biết cách đưa ra lý do để từ chối điều gì một cách trung thực​ - Ảnh: minh họa

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp cần thiết

Những lời “xin lỗi”, “từ chối” rất cần thiết cho trẻ, khi giao tiếp với mọi người. Trẻ cần biết “cám ơn” trước khi từ chối, để giảm bớt cảm xúc tiêu cực của người bị từ chối. Đồng thời, dạy trẻ ghi nhận lòng tốt của người có lòng tốt, muốn giúp đỡ trẻ.

Dạy trẻ biết cách đưa ra lý do để từ chối điều gì một cách trung thực. Dạy trẻ biết từ chối trước lời đề nghị không phù hợp với truyền thống, nguyên tắc của gia đình cha mẹ thường dạy trẻ . Không nên buộc trẻ phải xin lỗi khi chúng không làm sai trái điều gì. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ không cần nói lời xin lỗi. Thay vào đó, cha mẹ hãy dạy cho trẻ vì sao việc làm đó là sai trái, để trẻ có cách cư xử tốt hơn.

Thùy Như
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy con cách giao tiếp xã hội