Năm 1946, cậu bé Huỳnh Phú Quý cất tiếng khóc chào đời tại Hiệp Hòa – Tân Mỹ (huyện Đức Hòa - tỉnh Long An), trong một gia đình mười anh chị em. Quý là con trai út, cha làm nghề thợ mộc và chài lưới, mẹ bán cháo gà, cháo vịt. Từ nhỏ, Quý đã thể hiện năng khiếu ca hát của mình nên tự học ca qua băng hình, qua đài phát thanh rồi trở thành một ngôi sao sân khấu. 70 tuổi đời, hơn 50 năm tuổi nghề, ông đã có được cả vinh quang lẫn niềm cay đắng.

Danh hài Phú Quý rơi nước mắt nhớ những tháng ngày vàng son

Nguyễn Huy | 28/08/2016, 09:00

Năm 1946, cậu bé Huỳnh Phú Quý cất tiếng khóc chào đời tại Hiệp Hòa – Tân Mỹ (huyện Đức Hòa - tỉnh Long An), trong một gia đình mười anh chị em. Quý là con trai út, cha làm nghề thợ mộc và chài lưới, mẹ bán cháo gà, cháo vịt. Từ nhỏ, Quý đã thể hiện năng khiếu ca hát của mình nên tự học ca qua băng hình, qua đài phát thanh rồi trở thành một ngôi sao sân khấu. 70 tuổi đời, hơn 50 năm tuổi nghề, ông đã có được cả vinh quang lẫn niềm cay đắng.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước,Phú Quývụt sáng trở thành một ngôi sao trên sân khấu cải lương, trên sân khấu tấu hài Phú Quý cũng là một cái tên đình đám hút khách. Thời hoàng kim của mình, mỗi ngày Phú Quýchạy khoảng 12 -15 show. Tiền cátsê nhiều đến mức chất đống trong bao chỉ xanh. Về sau này, cải lương khủng hoảng rồi tấu hài sa sút,cái tên Phú Quýchìm dần theo thời gian. Từ đó nghệ sĩ Phú Quý bắt đầu dần xa ánh đèn sân khấu và an phận với cuộc mưu sinh khác. Thi thoảng trong những lúc buồn vui, ông nhớ lại và thương cho một thời vàng son đã mất.

Phú Quý (thứ hai từ phải sang) cùng với NSƯT Minh Vương, cố nghệ sĩ Kim Ngọc, NSND Lệ Thủy vào thập niên 1980

Khởi nghiệp nhiều trắc trở

Nghệ sĩPhú Quýlà con trai úttrong gia đình 10 anh chị em. Ông sinh năm Đinh Hợi tại xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông tên thật là Huỳnh Phú Quý. Ngày nhỏ trời phú cho ông giọng ca rất cao và khỏe nên ông thường lui tới chơi nhạc với các nhóm đờn ca tài tử cải lương tại quê nhà. Lúc này, mẹ ông mưu sinh bằng nghề bán cháo gà. Mỗi khi đoàn cải lương về hát tại huyện nhà, bà thường bán trước cổng rạp. Cậu bé Phú Qúy phụ mẹ bưng cháo vô sân khấu cho nghệ sĩvừa ăn, vừa tập tuồng. Nhìn thấy phông màn sân khấu, thấy nghệ sĩtrình diễn, trong lòng ông nôn nao.

Phú Quý (thứ ba từ dưới lên trên) cùng với các ngôi sao hài hàng đầu thập niên 1990 NSƯT Bảo Quốc, Duy Phương, Văn Chung

Vào năm ông khoảng13 tuổi, đoàn cải lương Thanh Tao về quê ông trình diễn. Lúc đó, đoàn nghệ thuật này sở hữu một ngôi sao tương lai đó là “kỳ nữ Lệ Thủy” mới 16 tuổi nhưng giọng ca khiến khán giả mê mẩn. Trong lúc phụ mẹ bán cháo trước cổng rạp, cậu bé Phú Quýhát bài vọng cổ Tình mẫu tử. Giọng ca mùi mẫn của ông lọt vào tai một thầy tuồng trong đoàn, và ông nhận được lời khen ngợi từ một người chuyên nghiệp. Máu mê nghề diễn trỗi dậy mạnh mẽ hơn, ôngtrốn nhà, xuống ghe theo đoàn Thanh Tao trình diễn rày đây, mai đó.

Vào thập niên 1950 -1960 của thế kỷ trước, có rất nhiều đoàn tỉnh đi trình diễn bằng ghe nên dân cải lương thường có câu “cơm ghe bè bạn” để miêu tả cuộc sống của đời nghệ sĩ. 14 tuổi Phú Quýđã có dịp đi nhiều nơi để cống hiến cho nghệ thuật.

Nghệ sĩ Phú Quý và các bạn cùng làm công tác từ thiện

“Bước chân vào nghề diễn rồi tôi mới hiểu ra để được công nhận là nghệ sĩ không phải là điều giản đơn. Tôi được khen là thần đồng nhưng khi theo đoàn, ông bầu chỉ cho hát ngoài màn nhung, tức ca trước khi vở diễn bắt đầu. Theo đoàn mấy tháng tôi thấy nhớ mẹ và nản lòng. Tôi quyết định trở về nhà để tiếp tục việc học hành. Tôi đã học hết lớp đệ tam tức lớp 9 thì bỏ học xuống Sài Gòn học nghề thợ bạc”, danh hài Phú Quý kể.

Phú Quýhọc nghề thợ bạc rất nhanh và được nhận vào làm thợ kim hoàn tại một tiệm lớn tại Sài Gòn. Công việc mới này giúp ông có nhiều tiền, nhờ vậy, ông đã mua được căn nhà phụng dưỡng cha mẹ vào lúc tuổi già. Tưởng rằng nghề thợ bạc ổn định đã kéo Phú Qúy ra khỏi tiếng đàn và lời ca, nhưng ông tình cờquen với những nghệ nhân đờn ca tài tử. Họ thường trình diễn theo lời mời của các ông chủ nhà giàu. Phú Quýnhập nhóm và mỗi khi xong việc chế tác vàng bạc, đá quý thì ông thả hồn mình vào chốn mênh mang của nghệ thuật cải lương.

Đến năm 1976, Phú Quývề làm công nhân tại bến xe Miền Tây. Thời điểm này phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Vốn có thế mạnh về giọng ca vọng cổ, ông tham gia nhiệt tình. Được trao cơ hội Phú Quýtrổ hết tài nghệ vốn có của mình. Ông đã tự sáng tác và trình bày bài ca cổ Vợ chồng anh lái xe khiến khán giả mê mẩn. Đài truyền hình TP.HCM chú ý tiết mục này nên đã quay và phát hình. Thời điểm đó, cả nước chỉ có 3 kênh truyền hình gồm Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TP.HCMvà Đài truyền hình Cần Thơ. Rất hiếm cơ hội cho ai được lên truyền hình. Thế nên chàng nhân viên Phú Quýđược công chúng chú ý qua vai trò một nghệ sĩbán chuyên nghiệp.

Bị ngôi sao trẻ ngoảnhmặt làm ngơ

Riêng lĩnh vực cải lương, sau Nàng Xê Đa, Phú Quýcòn thành công với nhiều vở diễn khác. Không chỉ vậy, ông còn là gương mặt nòng cốt của chương trình Trong nhà ngoài phố đình đám của Đài truyền hình TP.HCM. Nhờchương trình này mà ông trở nên đắt show tấu hài. Vào khoảng thập niên 1980, NSƯT Bảo Quốc yên vị là đệ nhất danh hài, thì Phú Qúy cũng là cái tên bao trùm các tụ điểm. Vào dịp cao điểm, mỗi ngày ông chạy đến 14, 15 show. Tiền quá nhiều mà không kịp đếm, ông dồn vào bao chỉ xanh buộc miệng lại rồi nhét dưới giường. Ông cùng cố nghệ sĩKim Ngọc, Kiều Mai Lý tung hoành khắp các sân khấu từ Nam chí Bắc. Chính ông là người sáng tạo ra lối diễn hài cù nhây, và lối hài điên kiểu bệnh nhân thần kinh và bác sĩmà sau này lớp danh hài trẻ cũng thường sử dụng.

Phú Quý cùng nghệ sĩ Thành Được (thứ hai trái sang) và cố nghệ sĩ Kim Ngọc tại Hoa Kỳ

Thế nhưng cuộc đời người nghệ sĩkhi đã lên tới đỉnh thì phải bắt đầu đi qua bên kia sườn dốc. Phú Quýđang tràn đầy năng lượng thì sân khấu cải lương bỗng vắng khán giả. Ông tập trung vào tấu hài. Rồi hài cũng đến lúc hấp hối vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Càng về sau này, báo chí phê phán kịch liệt phong trào hài nhảm, hài vô nghĩa. Đứng trước tình hình đó, Phú Quýdù rất đau lòng nhưng quyết tâm tách mình khỏi những người làm nghệ thuật thiếu sự đầu tư. Ông lùi dần khỏi ánh đèn sân khấu, cái tên ông dần rơi vào quên lãng.

Dẫu vậy, máu nghệ sĩvẫn ngùn ngụt trong huyết quản của ông. Ông hăng hái tham gia diễn cho các chương trình quyên góp từ thiện. Đôi khi trong các hoạt động thiện nguyện này, ông gặp gỡ những ngôi sao trẻ, những người mà khi ông đang là ngôi sao thì họ vẫn chưa được sinh ra đời; hoặc là những người mà ngày xưa phải chạy theo xin ông vai diễn; ông chào họ, họ ngoảnhmặt làm ngơ như không quen biết. Những lúc như thế Phú Quýtự vấn: Sao mình tội nghiệp thế này? Mình chỉ là thân mật chuyện trò cho vui thôi chứ có phải thấy người sang bắt quàng làm họ đâu chứ?

Rơi nước mắt khi nhắc đến NSƯT Đoàn Bá

Khi Phú Quýcòn là anh nghệ sĩphong trào quần chúng thì đoàn kịch Kim Cương được đánh giá rất caovới nhiều cái tên lớn như má Bảy Nam, kỳ nữ Kim Cương, Huỳnh Thanh Trà, Ngọc Đức, Kiều Phượng Loan, Túy Hoa. Vậy mà ca cảnh cải lương hài Vợ chồng anh lái xe đã lọt vào mắt xanh của kỳ nữ Kim Cương. Bà đã mời ông về thế vai nghệ sĩNgọc Đức đóng vai ông Công trong vở Dưới hai màu áo. Phú Quýchia sẻ: “Ngọc Đức là nghệ sĩlớn còn tôi lúc đó chỉ mới là tân binh. Đóng thế vai ông là áp lực rất lớn. Ra sân khấu mà tôi toát mồ hôi ướt cả áo. Nhưng sau khi vở diễn kết thúc nghệ sĩKim Cương vỗ vai chúc mừng tôi làm tôi vui đến phát khóc”.

Thành công ở đoàn kịch Kim Cương chính là lời tiến cử Phú Quýđến đoàn cải lương Sài Gòn 2. Lý do trưởng đoàn Sài Gòn 2 chọn ông là vì ông diễn quá sống động lạicòn có giọng ca vọng cổ quá đặc biệt. Khi Phú Quýtập tễnh về đoàn thì danh hài Văn Chung bị bệnh nặng phải nhập viện, nhờ vậy, ông được chọn thế vai đại tá Quang trong vở Tìm lại cuộc đời, và vai trung tá Mưu mẹo Mạnh trong vở Khách sạn hào hoa. Hai vai diễn này đãtạo nên ấn tượng đặc biệt đối với công chúng. Phú Quýchính thức trở thành một nghệ sĩđược yêu thích. Sau này, ông còn được đóng đúp vai củanghệ sĩDiệp Lang trong vai cai tổng Dần của tuồng Ánh lửa rừng khuya.

Việc được chọn thế những vai diễn của những nghệ sĩlớn, những vai diễn đã đóng đinh trong lòng công chúngcho thấy tài năng của Phú Quýđược giới chuyên môn đánh giá cao. Thời điểm tuổi trẻ ấy, ông rất hạnh phúc, còn bây giờ đã vào tuổi 70 ông vẫn còn cảm thấy đó là niềm vinh dự lớn. Trong thời gian đầu quân về đoàn Sài Gòn 2, mỗi khi không có vai diễn, ông lấn sân sang đoàn kịch Bông Hồng. Tại đây, ông cùng danh hài Phi Thoàn, nghệ sĩtriển vọng Lê Vũ Cầu, và nữ nghệ sĩtrẻ Hoa Hạ được khán giả yêu thích qua vở Ánh đèn đêm.

Tuy nhiên, cái tên Phú Quývụt sáng trở thành ngôi sao lừng lẫy khi ông đầu quân về đoàn cải lương Trần Hữu Trang. Vai diễn mà công chúng nhớ đến Phú Quýsâu đậm trên sân khấu này là vai tên trộm trong vở Nàng Xê Đacủa đạo diễn Đoàn Bá. Nàng Xê Đa vốn là kịch bản thoại kịch của soạn giả Lưu Quang Vũ, tác giả cải lương Thể Hà Vân chuyển thể cải lương và đạo diễn Đoàn Bá dàn dựng. Sau khi đoàn cải lương Trần Hữu Trang mang vở Nàng Xê Đa ra mắt công chúng, ngay lập tức nó thu hút lượng khán giả khổng lồ. Vở diễn trở thành kinh điển trong nghệ thuật cải lương Việt Nam với hơn 1.000 suất diễn khắp cả nước trong hơn 10 năm.

Phú Quý chúc mừng sinh nhật “lần thứ 40 “ của NSƯT Minh Vương

Phú Quýkể: “Trong kịch bản gốc khi tên trộm gặp đức vua Rim không có ca vọng cổ. Tôi đã năn nỉ tác giả Thể Hà Vân viết thêm cho tôi mấy câu để hát cho sướng. Tác giả sợ giọng hát Phương Quang vai vua Rim quá hay, tôi sẽ bị lép vế nên chần chừ. Tôi năn nỉ ông miệt mài và khẳng định tôi hát tốt. Cuối cùng ông đã đồng ý. Tôi đem ý kiến này trình bày với đạo diễn Đoàn Bá. Ông kêu tôi hát thử xem sao. Tôi hát xong ông đồng ý cái rụp. Khi ra diễn trước khán giả, đoạn tên trộm quỳ trước vua Rim và lên vọng cổ đã khiến khán giả vỗ tay rần rần”.

Nhắc đến Nàng Xê Đa, Phú Quýrơi nước mắt bồi hồi nhớ lại tháng ngày làm việc bên cạnh đạo diễn Đoàn Bá. Ông kể tiếp: “Đối với tôi Đoàn Bá là bậc thầy đạo diễn sân khấu cải lương. Ông có kiến thức sâu rộng,tầm nhìn rất xa và thâm thúy. Trong vở Nàng Xê Đa, ông tạo ra tình huống tên trộm yêu cầu đức vua đưa thanh gương cho hắn cầm. Tôi không ngờ tình huống đó có tác động rất mạnh đến cảm xúc người xem vì người ta lo đức vua hiền lành bị giết oan. Nhưng đồng thời qua đó người ta thấy được cái tâm nhân từ của một ông vua có trái tim nhân ái. Hành độngnày tạo nên giá trị nhân văn, một nét đẹp lớn cho vở diễn”.

Vĩ thanh

Nhìn lại một thời vàng son đã mất, ông chợt thấy buồn nhưng rồi cũng bình tâm nhận ra cuộc đời vốn dĩ là thế. Khi đang còn ở đỉnh vinh quang bạn bè không mời mà đến, khi sa cơ thất thế người thân cũng hóa ra người dưng xa lạ. Ông đã quen với cuộc sống không phải là người nổi tiếngvà giờ đây ông thấy lòng mình bình an. Điều khiến ông thấy lòng ấm áp nhất là giờ đây khi ông xuất hiện ở bất kỳ đâu cũng có người nhớ tên và niềm nở với ông. Tình cảm khán giả mới là điều trân quý đối với một người nghệ sĩđã cán mức 70 năm cuộc đời.

Sinh nhật lần thứ 70 của danh hài Phú Quý

Vào Chủ Nhật 28.8.2016, nghệ sĩPhú Quýsẽ mừng sinh nhật lần thứ 70 của mình tại một nhà hàng ở quận 6. Trong buổi tiệc này sẽcó sự xuất hiện của nhiều ngôi sao như NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy, NSƯT Thanh Kim Huệ, NSƯT Thanh Điền, nghệ sĩBảo Anh, Hữu Nghĩa, Khánh Nam cùng rất nhiều ngôi sao hài trẻ. Trong buổi tiệcnày Phú Quýsẽ ngẫu hứng diễn lại các vởhài nổi tiếng, cũng như hát những bài vọng cổ thời ông đang còn ở đỉnh cao.

Bài:Nguyễn Huy - Ảnh: Nghệ sĩPhú Quý cung cấp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh hài Phú Quý rơi nước mắt nhớ những tháng ngày vàng son