Tiêu chí hàng "made in Vietnam" đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến quy định hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh Việt Nam không được coi là hàng "made in Vietnam".

Đang lấy ý kiến về tiêu chí hàng 'made in Vietnam'

tuyetnhung | 02/08/2019, 18:27

Tiêu chí hàng "made in Vietnam" đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến quy định hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh Việt Nam không được coi là hàng "made in Vietnam".

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam để lấy ý kiến các bên liên quan.

Theo dự thảo, hàng hóa được coi là hàng hóa của Việt Nam trong các trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam; hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam, nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn sau, không được coi là hàng hóa của Việt Nam, gồm: Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);

Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần; thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác; dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự; trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại; lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh; giết, mổ động vật.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam, nếu không đáp ứng điều kiện nêu trên, không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên bất kỳ tài liệu, vật phẩm nào chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó.

"Hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên bất kỳ tài liệu, vật phẩm nào chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó", dự thảo Thông tư nêu rõ.

Về cách xác định hàm lượng giá trị gia tăng, Bộ Công Thương cho biết được xác định theo 2 công thức gián tiếp hoặc trực tiếp. Ở cách trực tiếp, nếu hàng có giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ ở Việt Nam chiếm 30% giá xuất xưởng, thì được coi là hàng "made in Vietnam". Còn cách gián tiếp là giá xuất xưởng trừ đi giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam.

Để xác định rõ hơn điều này, Bộ Công Thương đưa ra các ví dụ cụ thể từng mặt hàng với mã HS khác nhau để xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa. Phần lớn các sản phẩm này có tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa 30%. Tuy nhiên để được xem là hàng "made in Vietnam", ngoài đạt tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa là 30%, thì hàng hoá này còn phải vượt qua khâu gia công đơn giản.

Tiêu chí thứ hai để xác định hàng hóa có được dán nhãn "made in Vietnam" hay không là "chuyển đổi mã số HS". Tiêu chí này cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu hoặc không xác định về xuất xứ trong quá trình sản xuất, miễn là quy trình đó vượt qua công đoạn gia công đơn giản.

Ví dụ, với mặt hàng gỗ ván ép, hiện nay các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chí xác định quy tắc xuất xứ là "chuyển đổi mã số hàng hóa" do khó truy xuất các loại gỗ trong tấm ván ép được doanh nghiệp mua từ nguồn nào, đơn vị nào cung cấp. Do đó trường hợp áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, doanh nghiệp mua trong nước hay nhập khẩu nguyên vật liệu làm nên tấm gỗ ván ép và vượt qua gia công đơn giản... vẫn thỏa mãn quy định về quy tắc xuất xứ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đang lấy ý kiến về tiêu chí hàng 'made in Vietnam'